Trang chủ » Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BÀI LÀM 1

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ nữ thi sĩ viết:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vần thơ của bà vừa chân thành đằm thắm, vừa nồng nàn mãnh liệt và hơn hết luôn bật lên khát vọng da diết về hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” ra đời năm 1967 trong chuyến đi thực tế của nhà thơ về vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình và lúc này thì bản thân nhà thơ cũng vừa trải qua một sự đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Tình yêu là điều bí ẩn nên ngàn đời vẫn cuốn hút con người, tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chính là những bông hoa dọc chiến hào làm dịu đi sự khốc liệt của chiến tranh.
Trong bài thơ “Sóng”, nhà thơ sử dụng thể thơ năm chữ, đây là thể thơ có nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập. Thể thơ này thường dùng để diễn tả những dòng cảm xúc ào ạt, hối hả, mãnh liệt . Bài thơ sử dụng cách hiệp vần giãn cách, hiệp vần chân ở những tiếng cuối của các câu chẵn. Hơn nữa bài thơ có sự luân phiên về thanh điệu ở các tiếng cuối của các câu thơ. Như vậy những thủ pháp nghệ thuật sáng tạo đã tạo nên âm hưởng  nhịp nhàng,  uyển chuyển cho cả bài thơ. Âm hưởng của bài thơ là âm hưởng dạt dào của những con sóng mà mỗi câu thơ là một con sóng, chúng gối lên nhau chạy đều, chạy đều đến cuối bài thơ. Những con sóng là sự trào dâng mãnh liệt của dòng cảm xúc ào ạt trong lòng nữ sĩ. Có lẽ vì thế mà ấn tượng về con sóng trong bài thơ không chỉ là của sóng biển mà còn là của sóng tình. Đây cũng chính là hai hình tượng nghệ thuật mà tác giả đã tập trung xây dựng trong bài thơ. Sóng biển và sóng tình có lúc tồn tại song song để soi chiếu, tôn vinh vẻ đẹp cho nhau, có lúc lại hòa làm một, trong sóng biển có sóng tình, trong sóng tình ta lại thấy nhịp dào dạt của sóng biển. Suy cho cùng sóng biển và sóng tình là hai hình tượng nghệ thuật để biểu đạt cho cái tôi trữ tình của nhà thơ.
Qua hai khổ thơ đầu nữ sĩ đã cho chúng ta cảm nhận được đặc điểm của những con sóng biển và những con sóng tình yêu, những con sóng luôn chứa đựng những trạng thái đối lập và luôn có những khát khao vươn tới những sự vĩ đại, bao la. Mở đầu, nhà thơ viết:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Trong hai câu thơ mở đầu tác giả đã sử dụng tới hai cặp tính từ trái nghĩa để miêu tả đặc điểm của sóng biển: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”. Thông thường đứng giữa những cặp tính từ trái nghĩa là quan hệ từ biểu đạt sự tương phản “tuy – nhưng”, thế nhưng ở đây nhà thơ nữ Xuân Quỳnh lại sử dụng quan hệ từ “và” vốn biểu đạt quan hệ cộng hưởng, cộng thêm, nối tiếp. Như vậy những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ.Những trạng thái đối lập của sóng  cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu, tâm hồn  người phụ nữ không hề bình lặng mà đầy biến động:  có khi sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
Tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ tiếp theo, con sóng được nhân hóa qua động từ “tìm” trong hành trình từ sông ra tới biển:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Tác giả đã khéo léo sử dụng động từ “tìm” trong việc nhân hóa con sóng đã cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp “sông” để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la “bể”. Như vậy trong bốn câu thơ đầu nhà thơ đã giúp ta nhìn lại hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của những con sóng và chính tác giả cũng đã phải sử dụng tới hai câu thơ để khẳng định sự hiển nhiên, vốn có này:
“Ôi con sóng ngày xưa
và ngày sau vẫn thế”

Nữ sĩ đã khẳng định đặc điểm ngàn đời vốn có của sóng, từ quá khứ “ngày xưa” cho đến tương lai “ngày sau” con sóng vẫn luôn chứa đựng những trạng thái đối lập, vẫn luôn vận động theo quy luật trăm sông đều đổ về với biển. Trạng từ khẳng định “vẫn thế” một lần nữa biểu đạt một chân lí không bao giờ đổi thay.
Thơ ca, nghệ thuật là những sự sáng tạo mang đến cho người đọc những cảm xúc mới, đem đến cho tâm hồn con người những sự trải nghiệm phong phú. Ta tự hỏi vì sao trong sáu câu thơ đầu tác giả chỉ cho chúng ta hai đặc điểm tự nhiên, vốn có của con sóng? Để giải đáp cho điều này nữ sĩ viết tiếp hai câu thơ:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Đến đây ta đã cảm nhận được sự xuất hiện của một con sóng nữa đó là con sóng của tâm hồn, là con sóng của tình yêu, mà lại là tình yêu của tuổi trẻ đang bồi hồi, đang thổn thức trong trái tim, trong lồng ngực. Khát vọng tình yêu cháy bỏng mãnh liệt đang trào dâng trong lòng nữ sĩ. Như vậy đứng trước biển, trước những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dòng cảm xúc trong lòng nữ sĩ cũng trào dâng. Những con sóng biển ở sáu câu thơ đầu đã gọi những con sóng tình trong lòng nhà thơ. Sóng biển đã gọi sóng tình hay sóng biển chính là yếu tố khơi nguồn cảm xúc trong lòng thi sĩ.
Vì sao sóng biển lại gọi được sóng tình, lại có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt như vậy? Có lẽ giữa sóng biển và sóng tình có sự tương đồng, nếu sóng biển biển chứa đựng những trạng thái đối lập thì tâm trạng người con gái đang yêu cũng có những lúc giận dỗi, hờn ghen, có những lúc yêu thương dịu dàng đằm thắm:
“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại?
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay?”
Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu  yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người  đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế .Họ  dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu  bao dung . Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

BÀI LÀM 2

Yêu là chết trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Đặt tên cho tác phẩm bài thơ là Sóng. Tuy đơn giản về mặt chữ nghĩa nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Xuyên suốt bài thơ là hình tượng con sóng, đây là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi trữ tình và thi nhân của Xuân Quỳnh. Sóng và em tuy hai mà môt, khi tách rời khi lại hòa nhập cộng hưởng trầm bổng tạo ra những rung động mãnh liệt trong tình yêu. Sóng và em luôn quấn quýt đan hòa tô vẽ nên tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mãnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyến đắm say khi lại giận hơn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây ta thấy xuất hiện hai phạm trù không gian là sông và bể. Bể chính là thế giới rộng lớn, khoáng đạt, là khát vọng lớn lao, chân trời mơ ước của biết trăm ngàn con sóng; chỉ có bể mới có thể chứa đựng được tính khí thất thường của sóng. Còn sông, trong tương quan với bể, sông ở vị trí nhỏ hẹp hơn, sông có giới hạn, chật chội. Sông không thể hiểu hết tâm tư tình cảm không thể đồng cảm, chứa đựng với tính khí thất thường của sóng nên sóng phải buộc lòng tìm ra bể để được an ủi, sẻ chia, để được đắm say. Sóng là em, tình yêu của sóng cũng chính là tình yêu của em. Sóng tìm ra bể chính là hiện thân cho khát khao của em, khát khao được vươn ra biển lớn, kiếm tìm một bến bờ tình yêu trân thành, thấu hiểu. Từ “tận” mang sắc thái biểu trưng cho xa xôi, khó khăn. Soi chiếu đối sánh với sóng ta thấy được hành trình gian nan, xa xôi, trắc trở của người phụ nữ khi kiếm tìm tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Thế nhưng câu thơ mang sắc thái manh mẽ thể hiện được sự kì công, quyết liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Dám khát khao, dám mơ ước và dám hành động để đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình. Con sóng tìn hcuar Xuân quỳnh thật phi thường có bản lixng và đầy cá tính. Đây là nét độc đáo của người phụ nữ hiện đại, vô cùng chủ động, táo bạo và đầy dũng cảm.

Lúc này trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu:

Vì mấy khi yêu mà chẳng được yêu”

Tình yêu luôn là những cung bậc cảm xúc rất khó định hình, khó diễn tả. Tình yêu cho người ta cảm nhận rõ nhất những hỉ, nộ, ái, ố ở đời. Yêu là vui vẻ, đắm say, yêu là cả buồn đau, tủi hờn. Tiếng lòng tình yêu đã được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh khắc họa rõ nét qua bài thơ Sóng, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.

Đặt tên cho tác phẩm bài thơ là Sóng. Tuy đơn giản về mặt chữ nghĩa nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Xuyên suốt bài thơ là hình tượng con sóng, đây là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi trữ tình và thi nhân của Xuân Quỳnh. Sóng và em tuy hai mà môt, khi tách rời khi lại hòa nhập cộng hưởng trầm bổng tạo ra những rung động mãnh liệt trong tình yêu. Sóng và em luôn quấn quýt đan hòa tô vẽ nên tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mãnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyến đắm say khi lại giận hơn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Ở đây ta thấy xuất hiện hai phạm trù không gian là sông và bể. Bể chính là thế giới rộng lớn, khoáng đạt, là khát vọng lớn lao, chân trời mơ ước của biết trăm ngàn con sóng; chỉ có bể mới có thể chứa đựng được tính khí thất thường của sóng. Còn sông, trong tương quan với bể, sông ở vị trí nhỏ hẹp hơn, sông có giới hạn, chật chội. Sông không thể hiểu hết tâm tư tình cảm không thể đồng cảm, chứa đựng với tính khí thất thường của sóng nên sóng phải buộc lòng tìm ra bể để được an ủi, sẻ chia, để được đắm say. Sóng là em, tình yêu của sóng cũng chính là tình yêu của em. Sóng tìm ra bể chính là hiện thân cho khát khao của em, khát khao được vươn ra biển lớn, kiếm tìm một bến bờ tình yêu trân thành, thấu hiểu. Từ “tận” mang sắc thái biểu trưng cho xa xôi, khó khăn. Soi chiếu đối sánh với sóng ta thấy được hành trình gian nan, xa xôi, trắc trở của người phụ nữ khi kiếm tìm tình yêu đích thực của cuộc đời mình. Thế nhưng câu thơ mang sắc thái manh mẽ thể hiện được sự kì công, quyết liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Dám khát khao, dám mơ ước và dám hành động để đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình. Con sóng tìn hcuar Xuân quỳnh thật phi thường có bản lixng và đầy cá tính. Đây là nét độc đáo của người phụ nữ hiện đại, vô cùng chủ động, táo bạo và đầy dũng cảm.

Lúc này trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Trong câu thơ có sựu xuất hiện của cặp từ hô ứng : ngày xưa và ngày sau. Ngày xưa chỉ chiều sâu  của quá khứ; Ngày sau lại biểu trưng cho tương lại cho ý niệm vĩnh cửu mãi mãi. Nối ngày xưa với ngày nay, quá khứ với hiện tại và tương lại tác giả muốn nói đến vấn đề muôn thuở, dài rộng của thời gian. Thời gian cứ chảy trôi không ngừng còn con sóng lại vẫn thế. “Vẫn” là ổn định, là bất biến chẳng đổi thay, thế là đại từ thay thế cho cả đoạn thơ trên. Du thời gian cứ tuân hoàn đổi thay nhưng những khát vọng tình yêu thì chẳng bao giờ thay đổi. Con người của trước và nay, của quá khứ hiện tại hay tương lai vẫn thủy chung, sắt son, kiên định với khát khao hạnh phúc trân thành.

Bởi tình yêu cho con người ta sức hút diệu kì

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Từ láy “Bồi hồi” khéo léo được đặt đầu dòng thơ nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, si mê, rạo rực trong tình yêu. Yêu và được yêu là quãng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi người. Khát vọng tình yêu là khát vọng thổn thức, đặc trưng cho tuổi trẻ mỗi con người. Cũng giống như nhà thờ Tố Hữu đã từng ví:

Đời có gì đẹp hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau.”

Đứng trước không gian mênh mông rộng lớn là đại dương bao la, vị nữ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh đã không ngại ngần mà thốt lên những câu thơ rạo rực cảm xúc về tình yêu. Đây là những khám phá hết sức tinh tế, mới mẻ, làm nên những nét rất riêng, đặc trưng cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Tiếng thơ Xuân Quỳnh cũng là nỗi lòng chung của biết bao người phụ nữ Việt Nam son sắt, thủy chung, đức hạnh;

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố”

BÀI LÀM 4

Đại văn hào Mác-két đã từng nói rất hay về tình yêu: “Con bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên được. Con người phải mất bằng ấy năm mới biết khóc, biết cười và biết chết cho tình yêu”. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh

Với cấu trúc bài thơ đặc biệt, sóng và em song song tồn tại, hòa hợp vào nhau. Mỗi khổ thơ là khám phá thù vị về sóng cũng là một phát hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu. Sóng là tiếng lòng yêu thương nồng cháy cất lên từ sâu thẳm đại dương của trái tim yêu.

Hồn nhiên, giản dị mà duyên dáng đằm thắm là vẻ đẹp độc đáo tạo nên sức quyến rũ của thơ Xuân Quỳnh. Những câu thơ mở đầu cũng không nằm ngoài vẻ đẹp ấy:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Giữa lòng biền khơi, sóng không bao giờ yên định mà luôn tồn tại ở những trạng thái đối nghịch. Lúc biển động giông tố, sóng tung bọt trắng xóa, dữ dội, cuồng nộ. Ấy là lúc sóng sống cuộc đời sôi nổi ồn ào của mình. Khi trởi yên biển lặng, sóng dịu dàng ca hát bên hành dương xanh biếc. Ấy là lúc sóng chìm vào cõi dịu êm, yên lặng. Cũng như sóng, tâm hồn của người con gái khi yêu luôn xôn xao đầy biến động. Lúc dịu dàng, tha thiết, lúc mạnh mẽ, quyết liệt. Khi hiền hòa, yêu thương, khi hờn ghen, giận dữ. Bề ngoài yếu mềm nhưng bên trong kiên định. Giận hờn, dữ dội nhưng lại sẵn lòng bao dung, tha thứ, hi sinh, dâng hiến tất cả cuộc đời cho người mình yêu. Ngỡ ngàng trước thái cực trái ngược của trái tim con gái khi yêu. Trong “Thuyền và biển”, một lần nữa Xuân Quỳnh chia sẻ:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thì thầm gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

Bởi tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên

Trái tim người con gái đang yêu bên cạnh vẻ dịu dàng lặng lẽ là cái dữ dội, ồn ào. Và cái dữ dội, ồn ào được thể hiện rõ nét trong những khát khao tình yêu.

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Xuân Quỳnh đã khéo vận dụng nghệ thuật ẩn dụ để từ quy luật muôn sông đổ ra bể mà gợi dậy hành trình đi tìm tình yêu đích thực của trái tim phụ nữ. Vì sông không hiểu nổi sóng nên sóng dứt khoát từ bỏ sông mà tìm ra biển lớn bao la để được thấu hiểu, để được vỗ về, chở che. Những người con gái khi yêu cũng vậy, luôn cháy bỏng những khát khao táo bạo: đó là khát khao đồng điệu, thấi hiểu, khát khao về một tình yêu lớn lao, cả cả chứ không bao giờ chịu chấp nhận cái nhỏ nhen, ích kỉ. Lâu nay người ta vẫn thường quan niệm phái nữ luôn bị động trong tình yêu. Dẫu yêu tha thiết, mãnh liệt cũng không dám thổ lộ, mãi mãi chôn chặt tiếng yêu trong đáy sâu con tim. Giờ đây, ngừoi con gái trong “Sóng” – Xuân Quỳnh đã táo bạo, vượt lên quan niệm cũ kĩ, lạc hậu, khuôn khổ cứng nhắc, chủ động giãi bày một các thành thực những khát khao đang cháy bỏng trong con tim mình. Không chấp nhận ngủ yên trong dòng sông lạnh chật hẹp, không cam chịu, nhẫn nhịn bao cay đắng, tủi nhục theo kiểu: Một duyên hai nợ âu đánh phận , Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn hay :Thiếp như cái chổi đầu hè – Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân,… Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh man dại, quyết liệt vươn đến biển tình yêu mênh mông, đến bế bờ hạnh phúc viên mãn. Quả đúng là đến Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam mới có tiếng nói bày tỏ những khát khao yêu thương vưa hồn nhiên chân thành, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Tiếng nói ấy hết sức quyết liệt, táo bạo, mới mẻ, hiện đại.

Đứng trước biển, nữ sĩ Xuân Quỳnh không chỉ nhận thấy giữa sóng và em mà còn phát hiện ra sự tương đồng iuẵ biển cả và tình yêu:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ ngàn năm trước đến vạn năm sau, từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất đến khi con người vĩnh viến tan biến vào cõi hư vô, những con sóng cứ miệt mài xô vào bờ cát, vẫn náo nức cất lên bản tình ca tha thiết, ngọt ngào. Từ ngàn năm qua, sóng đã xôn xao, rạo rực như thế và ngàn năm sau, sóng vẫn cồn cào, da diết. Có khác nào sóng biển mãi xô bờ, yêu đương là khát vọng muôn đời của loài người. Hàng ngàn năm qua, con người đã yêu, hàng vạn năm sau

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top