Trang chủ » Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt – Ngữ văn 9 tập 2

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt – Ngữ văn 9 tập 2

I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
 
1. Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết (theo mẫu).
 
Trả lời:
 
a) “Điều này” là khởi ngữ.
 
b)  “Dường như” là thành phần tình thái.
 
c)  “Những người con gái… nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.
 
d)  “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.
 
“Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.
 
Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
 
 
2. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
 
Trả lời:
 
(1)Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. (2)Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. (3)Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ – một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. (4)Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật…(5)Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. (6)Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.
 
Khởi ngữ: Bến quê, Đọc Bến quê
 
Thành phần tình thái: Chắc chắn
 
II. LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
 
1. Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào.
 
Trả lời:
 
Ở (a): Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc biện pháp nối.
 
Ớ (b): Cô bé – cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé – nó thuộc biện pháp thế.
 
Ớ (c): “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” – thế thuộc biện pháp thế.
 
2. Ghi kết quả phân tích ở bài tập tập trên vào bảng tông kết theo mẫu sau đây:
 
Trả lời:
 
Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết đã học
 
 
3. Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
 
Trả lời:
 
– Liên kết nội dung:
 
+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.
 
+ Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện
 
+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện
 
– Liên kết hình thức:
 
+ Bến quê – truyện: đồng nghĩa
 
+ Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ
 
+ Tất cả, anh: thế
 
+ Nhà văn – Bến quê: liên tưởng
 
– Trình tự sắp xếp câu hợp lí ( logíc)
 
III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý
 
1. Đọc truyện cười sau đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.
 
Trả lời:
 
Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.
 
2. Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây (trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2). Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.
 
Trả lời:
 
a) Từ câu in đậm, có thế hiểu:
 
–  Đội bóng huyện chơi không hay.
 
–  Tôi không muốn có ý kiến về việc này.
 
Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ).
 
b)  Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý nói thiếu (vi phạm phương châm về lượng; có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top