Trang chủ » Top 21 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn

Top 21 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn

Top 21 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và nội dung về văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn mà bạn đang tìm kiếm do chính biên tập viên Làm Bài Tập biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chủ đề có liên quan khác trên trang web lambaitap.edu.vn của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Video văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc môn Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1. Bài soạn văn 11 mẫu dưới đây được THCS Thành Công sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo về công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm ở đồn Cần Giuộc giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Khái quát chung về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Hoàn cảnh sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công v.v…

Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.

Bạn đang xem: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm

Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

2. Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu làm để đọc tại buổi truy điệu những anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Mặc dù diệt trừ được một số quan quân của giặc và bọn quan lại bán nước nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh quả cảm, để lại niềm xúc động lớn lao, khôn xiết trong lòng nhân dân. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng phần nào thể hiện tiếng lòng xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận quyết chiến ở Cần Giuộc.

3. Nội dung và nghệ thuật Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

a. Nội dung

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

b. Nghệ thuật

Xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm mẫu 1

Tóm tắt

Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Bố cục của bài văn tế:

Phần 1(từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.

Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.

Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ:

+ Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.

⇒ Cuộc sống nghèo khó, vất vả lao động, chất phác, chăm chỉ.

+ Khi có giặc ngoại xâm: một manh áo vải, dao tu, nón gõ, không đợi mang bao tấu, bầu ngòi, tay cầm ngọn tầm vông nhưng dạp rào lướt tới. coi giặc như không, đâm ngang, chém ngược,…

⇒ Với vũ khí thô sơ, chưa quen với binh đao nhưng họ vẫn chiến đấu kiên cường, xả thân vì lòng yêu nước.

⇒ Hình ảnh đẹp đẽ, lớn lao, cao cả.

Giá trị nghệ thuật:

+ Nhân vật được khắc họa trên hai bình diện đối lập, trái ngược nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho việc xây dựng nhân vật.

+ Nghệ thuật ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu tượng cao, kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

+ Bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với tự sự, đậm đặc các yếu tố miêu tả.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ: nỗi đau đất nước bị xâm lăng, nỗi xót xa cho sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.

+ Tiếng khóc này không hề bi lụy bởi nó chứa đựng niềm kính trọng, biết ơn, tự hào về công đức, về lòng yêu nước của những người đã khuất.

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

+ Sức gợi cảm của bài văn tế chủ yếu do những yếu tố biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

+ Đau đớn bấy!…bóng xế dật dờ trước ngõ: nỗi đau xót, nhớ thương da diết của gia đình những người nghĩa sĩ đã hi sinh, nỗi đau được cụ thể hóa nhờ những hình ảnh miêu tả, những chi tiết kể.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Những câu trong bài văn thể hiện triết lí chết vinh còn hơn sống nhục:

+ Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc.

+ Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì.

Xem thêm: Top 19 khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành ở chi tiết nhất

+ Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

⇒ Chết vì lý tưởng dân tộc, vì theo lời tổ tiên bảo vệ quê hương là cái chết vinh quang. Ngược lại, sống mà luồn cúi dưới ách kẻ thù, bán nước cho giặc thì sống không bằng chết.

Ý nghĩa

Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế cũng là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuẫn nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực; ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm mẫu 2

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14-12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

1.2. Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

1.3. Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạnh hơn họ rất nhiều.

2. Rèn kĩ năng

2.1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:

Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.

Thích thực (Từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

2.2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ mới là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.

2.3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không…; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa – chỉ biết ruộng trâu; nào đợi – chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong – ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.

Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải… Trong tay một ngọn tầm vông…

Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc:… ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ;… muốn tới ăn gan,… muốn ra cắn cổ… Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:

Hỏa mai đánh bằng ….

Kẻ đâm ngang, người chém ngược…

Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.

2.4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng… đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.

Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo…, thà thác mà dặng câu địch khái…

Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy!… cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ: đoái – nhìn, chẳng phải – vốn không, thà thác – cũng vinh.

2.5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ – nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.

Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm mẫu 3

1. Tác Phẩm

Câu 1:

* Thể văn tế

a. Khái niệm: Loại văn gắn với tang lễ, bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất.

b. Đặc điểm

– Gồm 2 nội dung:

Xem thêm: Top 20+ bài tập lịch sử 7 đầy đủ nhất

+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất.

+ Bày tỏ nỗi đau tương của người còn sống

– Âm hưởng: bi thương

– Giọng điệu: lâm li, thống thiết

– Viết theo nhiều thể: văn xuôi, lục bát, phú…

* Bố cục tác phẩm

– Đoạn 1: Từ đầu… ‘vang như mõ”: (thích thực) khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người chiến sĩ nông dân.

– Đoạn 2: Tiếp theo… “tàu đồng súng nổ”: (thích thực): tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong đời thường và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

– Đoạn 3: Tiếp theo … “ai cũng mộ”: (ai vãn): bài tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người đã chết.

– Đoạn 4: Còn lại (kết): ca ngợi linh hồn bất diệt của các nghĩa sĩ.

Câu 2:

a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân

– Họ là người nông dân nghèo khổ, kiền lành, chất phác quanh năm chỉ biết dến ruộng đồng

– Khi có giặc tới, họ tự hận thức trách nhiệm của mình: tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc.

– Tinh thần chiến đấu dũng cảm dù vũ khí còn thô sơ.

=> tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những anh hùng thời đại

b. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựnghình ảnh nhân vật

– Từ mộc mạc, giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

– Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác. Hình ảnh so sánh, sử dụng những động từ mạnh.

Câu 3:

Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

– Đó là nỗi xót thương đối với những người dân lao động

– nỗi xót xa của những người nơi hậu phương, tiên tuyến

– nỗi căm hận đối với những kẻ đã gây ra nghịch cảnh éo le

b) Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. Họ lấy cái chết làm rạng ngời chân lí của thời đại.

Câu 4:

Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, nó được biểu hiện qua những câu thơ bộc lộ những cảm xúc chân thành, qua giọng điệu, hình ảnh sống động.

Và nó được thế hiện qua một số câu văn như:

“Đau đớn bấy! …dật dờ trước ngõ.”

“Thà thác mà đặng câu địch khái, …. trôi theo dòng nước đổ.”

2. Luyện Tập

Câu 2:

Một số câu thể hiện đầy đủ và sâu sắc triết lí nhân sinh:

– “Sống làm chi theo quân tả đạo, …. nghe càng thêm hổ”.

Xem thêm: Top 10+ what’s new with you chi tiết nhất

– “Thà thác mà trả nước…ai cũng mộ.”

– “Thà thác mà đặng câu địch khái…man di rất khổ”.

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm mẫu 4

Câu 1 (Trang 65 sgk ngữ văn 11 tâp 1)

Bố cục:

– Phần 1 – Lung khởi (Hỡi ôi … tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân

– Phần 2 – Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công

– Phần 3 – Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ

– Phần 4 – Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ

Câu 2 (Trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)

– Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:

+ Người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết ruộng đồng

+ Khi có giặc tới họ nhận thức được trách nhiệm của mình: tự nguyên xung quân chiến đấu, quyết tâm diệt giặc

+ Họ cầm chính nông cụ thô sơ làm vũ khí chiến đấu

⇒ Tinh thần quật cường, xả thân của người dân chân chất mang đậm trọng trách, chí khí của người anh hùng thời đại

– Giá trị nghệ thuật

+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật

+ Từ mộc mạc, giản dị, đậm sắc màu Nam Bộ

+ Ngôn ngữ chính xác, chân thực, cách so sánh, sử dụng động từ mạnh

Câu 3 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)

– Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ

+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành

+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân

+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ

+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc

– Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ

+ Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân

+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ

⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định

Câu 4 (trang 65 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ:

+ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay

– Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc

– Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết

+ Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ

– Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)

Trên đây THCS Thành Công.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Phần tác phẩm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THCS Thành Công xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà THCS Thành Công tổng hợp và đăng tải.

Đăng bởi: THCS Thành Công

Chuyên mục: Tài Nguyên Học Tập, Lớp 11

Top 21 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc soạn tổng hợp bởi Lambaitap.edu.vn

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Tác giả: sachgiaibaitap.com
  • Ngày đăng: 02/20/2022
  • Đánh giá: 4.64 (326 vote)
  • Tóm tắt: Xem thêm các sách tham khảo liên quan: Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 · Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng kh U thương của Nguyễn …

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm

  • Tác giả: vietjack.com
  • Ngày đăng: 08/08/2022
  • Đánh giá: 4.44 (420 vote)
  • Tóm tắt: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm. (Nguyễn Đình Chiểu). Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn! Trang trước …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Về nghệ thuật, đoạn văn hầu như được xây dựng bằng những chi tiết chân thực, được cô đúc từ đời sống thực tế nên có tầm khái quát cao, không sa vào vụn vặt, tản mạn. Ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng. Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa …

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Tác giả: vndoc.com
  • Ngày đăng: 03/18/2022
  • Đánh giá: 4.23 (244 vote)
  • Tóm tắt: Bài thơ văn tế nghĩa sĩ cần giuộc là một tác phẩm như thế. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Tại vì sao mà lại như vậy? Bởi “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” câu tứ tự hai vế tuy ngắn gọn nhưng khái quát được hoàn cảnh, tình thế của đất nước lúc bấy giờ. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng đánh chiếm, thi hành những chính sách …

Hướng Dẫn Soạn Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn Gọn

Hướng Dẫn Soạn Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Ngắn Gọn
  • Tác giả: kienguru.vn
  • Ngày đăng: 03/27/2022
  • Đánh giá: 4.18 (313 vote)
  • Tóm tắt: Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước ở nhà là một sự chuẩn bị có vai trò rất lớn để các bạn có thể tiếp thu bài tốt bài học trên lớp.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Việc soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11 cần đặc biệt lưu ý tiếng khóc của nhà thơ – một biểu hiện rõ ràng nhất tình cảm của ông đối với người nông dân nghĩa sĩ. Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều ý nghĩa, nhưng dù mang ý nghĩa nào đi …

Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm

  • Tác giả: soanvan.me
  • Ngày đăng: 10/11/2022
  • Đánh giá: 3.8 (451 vote)
  • Tóm tắt: a) Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn: * Nguồn gốc, xuất thân: Họ là những người nông dân nghèo, cần cù lao động “cui cút làm ăn”. -> …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Tác giả đã sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao, nhịp điệu khẩn trương và sôi nổi: đạp rào, lướt xông vào. Đặc biệt là những động từ chỉ hành động dứt khoát như: đốt xong, chém rớt đầu. Sử dụng các động từ chéo: đâm ngang, chém …

Xem thêm: Top 10+ an emergency arise call 911

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

  • Tác giả: doctailieu.com
  • Ngày đăng: 05/15/2022
  • Đánh giá: 3.7 (318 vote)
  • Tóm tắt: – Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) quê ở làng Bình Thới, huyện Bình Dương. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1843, ông đỗ tú tài. – Năm …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: => Quan niệm về sống vinh – nhục của những người nghĩa sĩ nông dân cũng chính là quan niệm sống của nhân dân ta thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cả cuộc đời chỉ …

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất

  • Tác giả: haylamdo.com
  • Ngày đăng: 10/31/2022
  • Đánh giá: 3.59 (526 vote)
  • Tóm tắt: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngắn nhất – Soạn văn lớp 11 – Các bài soạn văn lớp 11 ngắn nhất bám sát nội dung sgk …

Đọc lại “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu

  • Tác giả: baoquangbinh.vn
  • Ngày đăng: 03/30/2022
  • Đánh giá: 3.37 (596 vote)
  • Tóm tắt: Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có đến 30 câu, 60 dòng mà tác giả chỉ sử dụng mỗi vần “o” được gieo một cách hết sức tự …

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 60 SGK Ngữ văn 11

  • Tác giả: dayhoctot.com
  • Ngày đăng: 12/09/2021
  • Đánh giá: 3.11 (350 vote)
  • Tóm tắt: 1. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Chiến đấu trong khi sống và có thể chiến đấu cả sau khi chết: “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Nhiều người Pháp viết về các trận đánh hồi bấy giờ cũng thừa nhận nghĩa quân của ta …

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (ngắn gọn) – Nguyễn Đình Chiểu

  • Tác giả: giaibaitap.me
  • Ngày đăng: 06/29/2022
  • Đánh giá: 2.8 (56 vote)
  • Tóm tắt: Soạn văn lớp 11 ngắn gọn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11, tập 1.Câu 2.a. Hình ảnh người chiến sĩ nông dân.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: b) Đoạn thơ hiện lên với lời văn xót xa, bi thương nhưng không bi lụy. Bởi lẽ ngoài nỗi uất ức, nghẹn ngào, tiếc hận là nỗi căm hờn quân thù tột độ. Tiếng khóc tràn đầy lòng tự hào, mến phục, ngợi ca, tiếp nối ý chí, sự nghiệp dở dang của nghĩa sĩ. …

Xem thêm: Top 12 bài 72 thể tích của một hình

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần II: Tác phẩm – Ngắn gọn nhất

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 05/05/2022
  • Đánh giá: 2.82 (65 vote)
  • Tóm tắt: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần II: Tác phẩm – Ngắn gọn nhất. Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Ph.

Trường THPT Phạm Hồng Thái

  • Tác giả: thpt-phamhongthai.edu.vn
  • Ngày đăng: 11/04/2022
  • Đánh giá: 2.77 (166 vote)
  • Tóm tắt: Bạn đang xem: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu – Soạn văn 11. + Phần 1: (Lung khởi – Câu 1,2): Khái quát bối cảnh thời …

Nội dung chính bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

  • Tác giả: conkec.com
  • Ngày đăng: 06/25/2022
  • Đánh giá: 2.65 (153 vote)
  • Tóm tắt: Tác phẩm: Đêm ngày 16/12/1861, 20 nghĩa quân đã hi sinh trong trận chiến tấn công đồn Cần giuộc. Chính vì thế Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để ghi …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Vậy, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đủ can đảm để bước ra khỏi toà lâu đài của ngôn ngữ bác học đến với túp lều cỏ của ngôn ngữ bình dân, phô bày hết lòng căm thù giặc của nông dân một cách mãnh liệt. Hệ thống ngôn từ Nam Bộ mạnh mẽ dứt khoát lột tả …

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm – Ngữ văn 11

  • Tác giả: hoc247.net
  • Ngày đăng: 08/16/2022
  • Đánh giá: 2.5 (160 vote)
  • Tóm tắt: Bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, đồng th.

Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần 1: TG: Nguyễn Đình Chiểu

  • Tác giả: thtrangdai.edu.vn
  • Ngày đăng: 12/11/2021
  • Đánh giá: 2.29 (86 vote)
  • Tóm tắt: Bạn đang xem: Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần 1: TG: Nguyễn Đình Chiểu Trong thtrangdai.edu.vn. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Bạn thấy bài viết Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần 1: TG: Nguyễn Đình Chiểu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Soạn văn 11 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần 1: TG: Nguyễn Đình Chiểu bên dưới để Trường …

Xem thêm: Top 20 it were well paid i would accept this proposal

Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm

  • Tác giả: tech12h.com
  • Ngày đăng: 05/19/2022
  • Đánh giá: 2.24 (185 vote)
  • Tóm tắt: Soạn văn 11 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: => Đau thương vô hạn nhưng không bi lụy, vì trong nỗi đau vẫn có niềm cảm phục và tự hào đối với người nghĩa sĩ. Đó là những người dân bình thường đã dám đứng lên bảo vệ từng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn, …

Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần tác phẩm

  • Tác giả: soanvan.net
  • Ngày đăng: 10/28/2022
  • Đánh giá: 2.27 (180 vote)
  • Tóm tắt: Lớp 11 – Bài soạn văn 11 – Hướng dẫn soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần tác phẩm – Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Trong xã hội hiện nay yêu Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đề cao khoa học, chuyên cần, đoàn kết tương trợ, thành thực giữ tín, tuân thủ pháp luật kỉ cương, phấnđấu đó là vinh. Còn tổn hại Tổ quốc, xa rời nhân dân, ngu dốt, lười nhác, hại người lợi mình, …

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn

 Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 2: Tác phẩm hay, ngắn gọn
  • Tác giả: vietjack.me
  • Ngày đăng: 07/01/2022
  • Đánh giá: 2.11 (181 vote)
  • Tóm tắt: Câu 2 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):. – Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ: + Trong cuộc sống bình thường: cui cút làm ăn với đồng ruộng.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn …

Top 6 Bài soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm (Ngữ Văn 11) hay nhất

  • Tác giả: toplist.vn
  • Ngày đăng: 03/04/2022
  • Đánh giá: 1.96 (91 vote)
  • Tóm tắt: Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 2: Tác phẩm dành cho các bạn học sinh lớp 11 …

“Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc” – Áng văn bất hủ về người

  • Tác giả: hcmussh.edu.vn
  • Ngày đăng: 04/16/2022
  • Đánh giá: 1.9 (163 vote)
  • Tóm tắt: Phong trào chống Pháp của sĩ dân nổ ra khắp nơi, mạnh nhất ở Gò Công – quê hương ngoại thích của vua Tự Đức đang bị Pháp chiếm đóng. Trương Định …

Bài viết chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc- ngữ văn lớp 11

Bài viết chi tiết phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc- ngữ văn lớp 11
  • Tác giả: cunghocvui.com
  • Ngày đăng: 02/10/2022
  • Đánh giá: 1.72 (141 vote)
  • Tóm tắt: Chúc các bạn học tốt! Tags văn tế nghĩa sĩ cần giuộc Phan tich van te nghia si can giuoc nguyễn đình chiểu.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Tấm gương sẵn sàng chiến đấu và hi sinh của nghĩa quân Cần Giuộc là lời khuyên răn, nhắc nhở rằng đất nước nào, dù lớn, dù bé cũng cần có độc lập, chủ quyền. Không ai có quyền xâm phạm đến. Chính vì vậy, những người nghĩa sĩ đã hi sinh là tấm gương …
Scroll to Top