Bài 1 (trang 14 SGK Hóa 11): Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Lời giải:
Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH– ([H+][OH– ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH–] = 10-7 (M).
Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH–] = 10-14.
Bài 2 (trang 14 SGK Hóa 11): Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?
Lời giải:
– Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH–] hay [H+] > 10-7 M hoặc pH < 7.
– Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH–] = 10-7 M hoặc pH = 7.
– Môi trường kiềm là môi trường trong đó [H+] < [OH–] hay [H+] < 10-7 MM hoặc pH > 7.
Bài 3 (trang 14 SGK Hóa 11): Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?
Lời giải:
Chất chỉ thị axit –bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Bài 4 (trang 14 SGK Hóa 11): Một dung dịch có [OH– ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là:
A. Axit ; C. Kiềm
B. Trung tính ; D. Không xác định được
Lời giải:
– Đáp án C
– Từ [OH–]= 1,5.10-5 (M) suy ra:
Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.
Bài 5 (trang 14 SGK Hóa 11): Tính nồng độ H+, OH– và pH của dung dịch HCl 0,10M và dung dịch NaOH 0,010M?
Lời giải:
Bài 6 (trang 14 SGK Hóa 11): Dung dịch HCl 0,010M, tích số ion của nước là:
A. [H+][OH– ] > 1,0.10-14 ; B. [H+ ][OH– ] = 1,0.10-14
C. [H+][OH– ] < 1,0.10-14 ; D. Không xác định được
Lời giải:
– Đáp án B.
– Vì tích số ion của nước là hằng số trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau.