Trang chủ » Top 19 địa lí 11 bài 10 chi tiết nhất

Top 19 địa lí 11 bài 10 chi tiết nhất

Top 19 địa lí 11 bài 10 chi tiết nhất

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và nội dung về địa lí 11 bài 10 mà bạn đang tìm kiếm do chính biên tập viên Làm Bài Tập biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chủ đề có liên quan khác trên trang web lambaitap.edu.vn của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Video địa lí 11 bài 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 9 trang gồm 52 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lý 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa Lí lớp 11 Bài 10 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí lớp 11 Bài 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 có đáp án: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc):

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 11

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 có đáp án: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa - Phần 1 (ảnh 1)

BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

A/ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Câu 1: Địa hình miền Tây Trung Quốc?

A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Đáp án:

Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?

A. Các thành phố lớn.

B. Các đồng bằng châu thổ.

C. Vùng núi và biên giới.

D. Dọc biên giới phía nam.

Đáp án:

Trung Quốc có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là?

A. Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.

B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.

C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.

D. Dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.

Đáp án:

Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng tới và khoảng tới , giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế – xã hội là?

A. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

B. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

C. Có thể giao lưu với nhiều quốc gia.

D. Phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.

Đáp án:

Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng.

=> Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế – xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

C. Là nơi bắt nguồn của các sông lớn.

D. Khoáng sản kim loại màu là chủ yếu.

Đáp án:

Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc:

– Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ -> nhận xét A đúng

– Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa -> nhận xét B đúng

– Miền Đông chủ yếu là hạ lưu các con sông -> nhận xét C: Là nơi bắt nguồn của các sông lớn -> không đúng

– Khoáng sản gồm than, dầu mỏ, quặng sắt => nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Đáp án:

Sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây:

– Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên => nhận xét A đúng.

– Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt ít mưa (hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc) còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều => nhận xét B đúng.

– Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông (sông Hoàng Hà, Trường Giang…) => nhận xét C đúng.

– Cả hai miền đều tập trung khoáng sản giàu có: miền Đông gồm than, dầu mỏ, quặng sắt; miền Tây có dầu mỏ, quặng sắt.

=> Nhận xét D: Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là?

A. Núi cao và hoang mạc.

B. Núi thấp và đồng bằng.

C. Đồng bằng và hoang mạc.

D. Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án:

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là?

A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Đáp án:

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là?

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Kim cương và than đá.

C. Than đá và khí tự nhiên.

D. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

Đáp án:

Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới gió mùa.

D. Khí hậu ôn đới hải dương.

Đáp án:

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do?

A. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

B. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu).

C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

D. Nhiều hoang mạc, bồn địa.

Đáp án:

Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc là:

– Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.

Xem thêm: Top 11 hai điện tích điểm cùng độ lớn 10 4

– Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc + khí hậu khắc nghiệt => gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

B. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

C. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông.

D. Là nước đông dân nhất thế giới.

Đáp án:

Đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc là

– Có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị => nhận xét B đúng

– Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn => nhận xét C đúng

– Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con. Kết quả là tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm (0,6%) => Nhận xét: A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao là không đúng

– Là nước đông dân nhất thế giới => nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.

C. Lao động phân bố đều trong cả nước.

D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.

Đáp án:

Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:

– Là nước đông dân nhất thế giới => đem lại nguồn lao động dồi dào => nhận xét A đúng.

– Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo => nhận xét B đúng

– Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục -> nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động => nhận xét D đúng.

– Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn.

=> dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. => Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?

A. Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.

B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

C. Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.

D. Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.

Đáp án:

Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội:

– Thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của nữ.

– Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống…

=> Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ => Nhận xét: A, B, D đúng.

– Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ.

=> Nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là?

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

B. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

D. Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.

Đáp án:

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để với nội dung: mỗi gia đình chỉ có một con.. Chính sách một con được đề ra trong bối cảnh hầu hết các gia đình Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ + sự phát triển của công nghệ => con người dễ dàng phát hiện và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ.

=> Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc (tỉ lệ nam cao hơn nữ).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do?

A. Nền kinh tế phát triển.

B. Gần biển, khí hậu mát mẻ.

C. Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

D. Nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

Đáp án:

Miền Đông Trung Quốc là nơi có nền kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cơ sở kinh tế hiện đại….Do vậy khu vực này thu hút đông đảo dân cư lao động đến sinh sống, làm việc khiến tỉ lệ dân thành thị tăng lên nhanh chóng.

=> Quá trình phát triển kinh tế và dân cư đô thị diễn ra mạnh mẽ đã nhanh chóng hình thành nên các siêu đô thị ở miền Đông Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh…)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do?

A. Có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.

B. Có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.

C. Nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.

D. Nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.

Đáp án:

Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa => không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa.

=> Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dân số dưới 1 người/km2) nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 – 50 người/km2 chủ yếu là do?

A. Gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.

B. Gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.

C. Đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.

D. Chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.

Đáp án:

– Trước kia khi chưa hình thành tuyến đường sắt Đông – Tây, lãnh thổ phía Tây gần như chỉ là vùng sơn nguyên rộng lớn có các hoang mạc khô hạn, nền kinh tế nghèo nàn, hầu như không có dân cư sinh sống, việc giao lưu phát triển kinh tế ở đây gặp rất nhiều trở ngại do thiên nhiên khắc nghiệt.

– Tuyến đường sắt Đông – Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông – Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.

=> Do vậy, đã thu hút một bộ phận dân cư về đây sinh sống và phát triển kinh tế => hình thành một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 – 50 người/km2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Trong các nhóm nưởc sau đây nhóm nào có nước không chung biên giới trên bộ với Trung Quốc?

A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan

B. Áp-ga-ni-xtan, Bu-tan, Mi-an-ma, Cư-rơ-gư-xtan.

c. Việt Nam, Lào, Pa-ki-xtan, Ka-dăc-xtan.

D. Nê-pan, Băng-la-đét, Tát-gi-ki-xtan.

Câu 20: Dân tộc nào sau đây đông nhất ở Trung quốc?

A. Hán.

B. Choang.

C. Duy Ngô Nhĩ.

D. Tạng.

Câu 21: Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là

A. 128l km.

B. 1376 km.

C. 15OO km

D. 1700 km.

Câu 22: Ưu thế của vị trí lãnh thổ Trung Quốc được thể hiện ở những điểm nào sau đây?

A. Thuận lợi để giao thương với thế giới qua đường biển

B. Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Trung Á.

c. Thuận lợi để tiếp cận thị trường các nước Nam Á qua đường bộ.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 23: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới gió mùa trong khi miền Tây lại có khí hậu ôn đới khắc nghiệt là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Miền Đông gần biển, miền Tây xa biển.

B. Miền Đông địa hình thấp, miền Tây địa hình cao.

C. Tác động của cơ chế hoạt động gió mùa châu A.

D. Các nguyên nhân trên phôi hợp tạo nên.

Câu 24: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.

B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.

C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.

D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.

Câu 25: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

A. Việt Nam.

B. Lào.

Xem thêm: Top 20 keeping calm is the secret of passing your driving test chi tiết nhất

C. Mi-an-ma.

D.Thái Lan.

Câu 26: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lwau sông Trường Giang?

A. Đông Bắc.

B. Hoa Bắc.

C. Hoa Trung.

D. Hoa Nam.

Câu 27: Trung Quốc nằm ở khu vực nào của châu Á?

A. Đông Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

B/ KINH TẾ

Câu 1: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở?

A. Miền Tây.

B. Miền Đông.

C. Ven biển.

D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đáp án:

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?

A. Chế tạo máy.

B. Dệt may.

C. Sản xuất ô tô.

D. Hóa chất.

Đáp án:

Với chính sách công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở nông thôn để phát triển ngành dệt may.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

A. Lương thực.

B. Củ cải đường.

C. Mía.

D. Chè.

Đáp án:

Cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là?

A. Lúa mì, ngô, củ cải đường.

B. Lúa gạo, mía, bông.

C. Lúa mì, lúa gạo, ngô.

D. Lúa gạo, hướng dương, chè.

Đáp án:

Hoa Bắc, Đông Bắc có thế mạnh về cây lúa mì, ngô, củ cải đường nhờ có các đồng bằng màu mỡ cùng với điều kiện khí hậu ôn đới gió mùa phù hợp với đặc điểm sinh thái của nhóm cây trồng này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Khoa học công nghệ hiện đại.

B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.

C. Chính sách mở cửa.

D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.

Đáp án:

Với chính sách công nghiệp hóa nông thôn (công nghiệp hương trấn), Trung Quốc đã tận dụng thế mạnh về nguồn nguyên liệu có sẵn ở nông thôn (nguyên liệu từ ngành nông nghiệp) để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án:

Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?

A. Công cuộc đại nhảy vọt.

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.

C. Công cuộc hiện đại hóa.

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.

Đáp án:

Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. Gia tăng dân số giảm.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Đáp án:

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là đời sống nhân dân được cải thiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của?

A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.

D. Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.

Đáp án:

Trong quá trình thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về?

A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.

B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.

C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.

Đáp án:

Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?

A. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.

B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.

C. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.

D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.

Đáp án:

Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:

– Một số sản lượng nông sản (lương thực, bông, thịt lợn) có sản lượng đứng hàng đầu thế giới (thuộc tốp hàng đầu) nhưng không phải là lớn nhất. => nhận xét A không đúng.

– Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> nhận xét B đúng.

– Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa gạo, mía, chè => nhận xét C không đúng

(lúa mì, ngô là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).

– Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất -> nhận xét cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất là không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Nhận xét đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc là?

A. Miền Bắc chỉ phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới, miền Nam chỉ phát triển cây trồng miền nhiệt đới.

Xem thêm: Top 12 bài 38 trang 22 sgk toán 7 tập 1

B. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, miền Nam là cây trồng cận nhiệt và ôn đới.

C. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, miền Nam chỉ phát triển cây nhiệt đới.

D. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.

Đáp án:

– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc thuộc miền Bắc của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa mì, ngô, củ cải đường.

=> Miền Bắc thích hợp với cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (lúa mì, ngô) hoặc ôn đới (củ cải đường).

– Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam thuộc miền Nam của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa gạo, mía, chè, bông.

=> Miền Nam thích hợp với cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt : lúa gạo thích hợp nhất với khí hậu nhiệt đới (ngoài ra cũng trồng được ở vùng cận nhiệt), chè là cây trồng cận nhiệt; bông và mía là cây trồng miền nhiệt đới.

=> Nhận xét A, B, C sai.

Nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

A. Thay đổi cơ chế quản lý.

B. Thực hiện chính sách mở cửa.

C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

D. Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.

Đáp án:

Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là:

– Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường => nhận xét A đúng.

– Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới => nhận xét B đúng.

– Chủ động đầu tư hiên đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất => nhận xét C đúng.

– Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất.

=> Nhận xét: ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do?

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.

C. Dân số đông nhất thế giới.

D. Năng suất cây lương thực thấp.

Đáp án:

Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)

Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)

=> Bình quân lương thực đầu người thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm

(Đơn vị: %)

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

Đáp án:

Nhận xét: Trong giai đoạn 1985 – 1995

– Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động:

+ Giai đoan 1985 – 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%),

+ Giai đoạn 1995 – 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%)

+ Giai đoạn 2004 – 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%)

=> Nhận xét A, C không đúng

– Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:

+ Giai đoạn 1985 – 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%)

+ Giai đoạn 1995 – 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%)

+ Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%)

=> Nhận xét B không đúng, nhận xét D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc ?

A. Miền Đông.

B. Miền Tây.

C. Đồng bằng Hoa Bắc.

D. Đồng bằng Hoa Nam.

Câu 17: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là

A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.

B. Không còn tình trạng đói nghèo.

C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới.

Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện đại hóa nền kinh tế – xã hội Trung Quốc?

A. Nền kinh tế lạc hậu, năng suất thấp, không chu cấp cho dân số kháng lồ ngày càng tăng.

B. Sự chuyến biến theo hướng mới của nền kinh tế thế giới và khu vực.

C.Đường lối kinh tế tập trung, bao cấp Trung Quốc áp dụng không phát huy hiệu quả.

D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.

Câu 19: Công cuộc hiện đại hoá đất nước Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực nào sau đây?

A. Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật, quân sự.

B. Giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

C. Công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục, y tế.

D. Công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, thể dục thể thao.

Câu 20: Công cuộc hiện đại hoá đã mang lại cho Trung Quốc thành tựu nào sau đây?

A. Tốc độ phát triển kinh tế trung bình năm 8%; GDP thứ 7 thế giới; thứ 3 về thương mại thế giới (2004).

B. Thu nhập theo đầu người tăng gấp 5 lần so với năm 1985.

C. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Đời sống nhân dân đã cải thiện một bước.

D. Tất cả các thành tựu trên đều đúng.

Câu 21: Mục đích nào sau đây của hiện đại hoá công nghiệp?

A. Xoá bỏ các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại có năng suất cao.

B. Sản xuất nhiều hàng hoá phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

C. Làm triệt tiêu ngành nghề thủ công, thay thế bằng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao.

D. Các mục đích trên đúng.

Câu 22: Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 23: Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là

A. Khí hậu ổn định.

B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. Lao động có trình độ cao.

D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 24: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 25: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc rung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

A. Điện, luyện kim, cơ khí.

B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.

C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.

D. Điện, chế taọ máy, cơ khí.

Top 19 địa lí 11 bài 10 tổng hợp bởi Lambaitap.edu.vn

Giáo án Địa Lí 11 – Tiết 24, Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa – Năm học 2015-2016

  • Tác giả: giaoan.co
  • Ngày đăng: 08/21/2022
  • Đánh giá: 4.99 (650 vote)
  • Tóm tắt: Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của TQ. Hình thức: trao đổi nhóm đôi. Thời gian: 16 phút. Phương tiện: bản đồ hành chính …

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội)

  • Tác giả: tech12h.com
  • Ngày đăng: 08/08/2022
  • Đánh giá: 4.72 (271 vote)
  • Tóm tắt: Câu 1: Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc? · Câu 2: Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và …

Giáo án Địa lí 11 – Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

  • Tác giả: giaoanmau.com
  • Ngày đăng: 02/23/2022
  • Đánh giá: 4.47 (349 vote)
  • Tóm tắt: Giáo án Địa lí 11 – Bài 10: Trung Quốc – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội. I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS cần nắm được. 1 …

Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) – Địa lí 11

  • Tác giả: timdapan.com
  • Ngày đăng: 11/28/2021
  • Đánh giá: 4.3 (490 vote)
  • Tóm tắt: Chi tiết từng trang ✓ Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Download sách scan Địa lí 11 siêu nét, tải PDF sách Địa lí 11 – Tìm đáp án, giải bài …

Xem thêm: Top 10+ of all the natural wonders of the world chi tiết nhất

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (có đáp án): Cộng Hòa

  • Tác giả: cunghocvui.com
  • Ngày đăng: 03/22/2022
  • Đánh giá: 3.82 (389 vote)
  • Tóm tắt: Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (có đáp án): Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Phần 8) !!Hỗ trợ học tập, giải bài tập, tài liệu miễn phí Toán học, Soạn văn, Địa lý.

Bài giảng Địa lí 11 – Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung hoa (Trung quốc) Dân cư và xã hội

  • Tác giả: lop11.vn
  • Ngày đăng: 12/01/2021
  • Đánh giá: 3.69 (231 vote)
  • Tóm tắt: Bài giảng Địa lí 11 – Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung hoa (Trung quốc) Dân cư và xã hội … Là nước đông dân nhất thế giới: 1303,7 triệu người, tăng nhanh. – …

Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 11 Cơ Bản – Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

  • Tác giả: bookgiaokhoa.com
  • Ngày đăng: 05/24/2022
  • Đánh giá: 3.46 (494 vote)
  • Tóm tắt: Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 11 Cơ Bản – Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Sách Giáo Khoa | Sách Giải Bài Tập | SGK Online PDF – Sách Giáo …

Bài 10 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

  • Tác giả: sachgiaibaitap.com
  • Ngày đăng: 09/10/2022
  • Đánh giá: 3.26 (513 vote)
  • Tóm tắt: – Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới cũng tăng lên nhanh. Bài 2 trang 98 Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu (Bảng 10.3, trang 97 sgk Địa lí …

Giải SBT địa lí 11 – Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa … – Blog

  • Tác giả: hoctot.nam.name.vn
  • Ngày đăng: 04/19/2022
  • Đánh giá: 3.08 (432 vote)
  • Tóm tắt: Giải sách bài tập địa lí 11 bài 10 trang 64 – 73 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) với lời giải ngắn gọn nhất.

Xem thêm: Top 15 it must without delay

Luyện tập theo chương trình | Lớp 11 | Địa lí | – SureTEST

  • Tác giả: suretest.vn
  • Ngày đăng: 12/02/2021
  • Đánh giá: 2.96 (196 vote)
  • Tóm tắt: Luyện thi THPT quốc gia, luyện thi lớp 10, luyện giải bài tập, rèn luyện kỹ năng – phương pháp học tập.

Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công

  • Tác giả: haylamdo.com
  • Ngày đăng: 11/27/2021
  • Đánh giá: 2.78 (198 vote)
  • Tóm tắt: Bài 10 Tiết 2: Kinh tế. Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Trang 92: Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các ngành công nghiệp khai thác …

Soạn Địa 11 Bài 10 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

  • Tác giả: tailieu.com
  • Ngày đăng: 09/13/2022
  • Đánh giá: 2.67 (92 vote)
  • Tóm tắt: Bài 1 trang 96 SGK Địa Lí 11. Dựa vào bảng số liệu sau: BẢNG 10.2. GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI. (Đơn vị: tỉ USD) …

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung

  • Tác giả: toploigiai.vn
  • Ngày đăng: 06/24/2022
  • Đánh giá: 2.58 (103 vote)
  • Tóm tắt: – Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). – Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi …

Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

  • Tác giả: loigiaihay.com
  • Ngày đăng: 10/31/2022
  • Đánh giá: 2.39 (115 vote)
  • Tóm tắt: Lý thuyết cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Tự nhiên, dân cư và xã hội Địa lí 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu. Xem chi tiết · Nêu tên các dạng địa hình …

Xem thêm: Top 13 it came as no surprise

GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 11 – BÀI 10: Tiết 3: Thực hành – edusmart.vn

  • Tác giả: edusmart.vn
  • Ngày đăng: 02/04/2022
  • Đánh giá: 2.49 (177 vote)
  • Tóm tắt: Bài 1 trang 49 Tập bản đồ Địa Lí 11: Dựa vào bảng số liệu 10.2 trong SGK, em hãy: Lời giải: – Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới (%). Năm, 1985 …

Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

  • Tác giả: vietjack.com
  • Ngày đăng: 08/19/2022
  • Đánh giá: 2.3 (158 vote)
  • Tóm tắt: Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn! Trang trước …
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Để học tốt Địa Lí lớp 11, nội dung bài học là trả lời câu hỏi, giải bài tập Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế hay nhất, ngắn gọn. Bên cạnh đó là tóm tắt lý thuyết ngắn gọn và bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 …

Địa lí 11, Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa

  • Tác giả: dienbien.edu.vn
  • Ngày đăng: 08/14/2022
  • Đánh giá: 2.29 (199 vote)
  • Tóm tắt: Tác giả: Đặng Sơn Trình – Trường THCS THPT Tả Sìn Thàng – H.Tủa Chùa – T.Điện Biên. Địa lí 11, Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa.

Tải Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Tiết 1 – Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 90 sách giáo khoa Địa lí 11

  • Tác giả: 123docz.net
  • Ngày đăng: 03/01/2022
  • Đánh giá: 2.1 (130 vote)
  • Tóm tắt: Tải Giải bài tập SGK Địa lý lớp 11 Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – Tiết 1 – Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 90 sách giáo khoa Địa lí 11.

Bài giảng Địa lí lớp 11 – Bài 10, Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc – Ngô Văn Chính

  • Tác giả: baigiangdientu.org
  • Ngày đăng: 02/12/2022
  • Đánh giá: 2.08 (85 vote)
  • Tóm tắt: Bài giảng Địa lí lớp 11 – Bài 10, Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc – Ngô Văn Chính: Ngời dạy: Ngô Văn Chính Đơn vị: Trờng THPT Cộng Hiền Vĩnh Bảo – HảI Phòng Chọn …
Scroll to Top