I. Nhận xét
Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hổ mang bò lên núi
1. Có thể hiểu câu trên theo những cách nào?
2. Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy?
Trả lời:
1. Hổ mang bò lên núi có hai cách hiểu
(Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi
(Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi
2. Câu văn trên có hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu.
Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với tính từ hổ (con hổ) và hành động mang.
Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò)
II. LUYỆN TẬP
1. Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò
b) Một nghề chi chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Trả lời:
a) Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định, còn đậu trong xôi đậu là hạt để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
b) Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9.
c) Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun lửa liu riu và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi là 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào để làm cho tan.
d) Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất vừa có nghĩa là dùng đưa nhanh hất mạnh vào một vật làm cho nó bắn ra xa hoặc bị tổn hương (như trong đá bóng, đấm đá).
2. Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1
Trả lời:
– Chi đậu xe lại mua một gói xôi đậu.
– Bé thì bò, còn con bò lại đi.