Bài 1 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào?
Lời giải:
– Nông Nghiệp:
Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
– Thủ công nghiệp:
Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)…
– Thương nghiệp:
+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
Bài 2 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển.
Lời giải:
– Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.
– Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
– Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.
Bài 3 (trang 112 sgk Lịch sử 7): Tại sao trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị.
Lời giải:
Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.
Bài 1 (trang 116 sgk Lịch sử 7): Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?
Lời giải:
Kinh tế | Văn hóa | |||
Nông nghiệp | Công thương nghiệp | Tôn giáo | Chữ viết | Văn học và nghệ thuật |
– Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất. – Đàng Trong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ… | – Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,… – Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị. | Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo. | Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời. | – Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,… – Văn học dân gian có nhiều thể loại. – Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,… |
– Những điểm mới là:
+ Xuất hiện Thiên Chúa giáo.
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển.
Bài 2 (trang 116 sgk Lịch sử 7): Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
Lời giải:
– Biểu diễn múa trên dây, múa đèn, các trò ảo thuật.
– Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa.
– Nghệ thuật sân khấu đa dạng: Tuồng, chèo, hát ả đào…
Bài 3 (trang 116 sgk Lịch sử 7): Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao ?
Lời giải:
– Do ca nhạc, múa hát ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân sau những ngày lao động vất vả.
– Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền…
– Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.