Bài làm 1
Trong những tác phẩm chèo cổ, thì vở “Quan âm Thị Kính” có sức sống khá lớn trong lòng người xem, bởi những nhân vật trong tác phẩm có tính cách vô cùng độc đáo. Trong đó, nhân vật Thị Kính khiến cho người xem cảm thấy xót xa, ám ảnh bởi những nỗi oan quá lớn mà người phụ nữ này phải gánh chịu trong cuộc sống của mình.
Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” kể về sự oan ức của Tiểu Kính Tâm khi cô là người phụ nữ yêu chồng, hiếu thuận với gia đình chồng nhưng lại bị nghi oan là có âm mưu giết hại chồng, khiến cô đau đớn như muốn chết đi.
Thị Kính là người phúc hậu, đoan trang. Cô hết sức chăm sóc cho gia đình chồng, một lòng chung thủy trước sau như một làm tròn bổn phận của người vợ, người dâu hiền trong gia đình quán xuyến công việc.
Nhưng rồi một hôm khi chồng đang ngủ say, Thị Kinh thì ngồi thêu thùa đan áo cho chồng, nàng ngồi ngắm khuôn mặt chồng mình và giật mình có một sợi râu mọc ngược trông không mấy thẩm mỹ.
Nghĩ vậy Thị Kính liền lấy kéo để cắt giúp chồng nhưng không may đúng lúc đó chồng của Thị Kính tỉnh giấc nhìn thấy vợ cầm kéo định tiến về phía mình cho rằng vợ mình toan giết chồng .
Nên anh chồng vô cùng giận dữ. Mọi hiểu lầm bắt đầu nỗi oan ức của Thị Kính cũng xuất phát từ đây. Nghe thấy con trai kêu thất thần thì bố mẹ chồng Thị Kính cũng chạy vào, nhìn thấy nàng cầm kéo, rồi lại nghe con trai nói là Thị Kính định giết mình thì lập tức tin lời không cần đối chất.
Mẹ chồng Thị Kính là người phụ nữ đanh đá, mồm miệng khá hoạt ngôn, bà ta thấy tình hình như vậy liền hô hoán cho người dân xung quanh, hàng xóm láng giềng nghe thấy rồi vu oan cho con dâu tội giết chồng
Nỗi oan của Thị Kính chồng chất lên nhau, khiến nàng sống cảnh tủi hổ, bị hắt hủi ghẻ lạnh. Bố mẹ chồng không tin nàng thì đành chịu, bởi ông bà không hiểu chuyện, hơn nữa mẹ chồng nàng dâu thường có bất hòa trong cuộc sống, hai người phụ nữ khi cùng làm hoàng hậu một gia đình thì thường xảy ra mâu thuẫn. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa nay vẫn thế.
Nhưng, người chồng đầu ấp má kề, người ngày ngày cùng chung chăn gối với Thị Kính mà cũng không hiểu bản chất, tâm địa nàng tốt hay xấu, thương chồng thật lòng hay không thì thật là khó hiểu.
Một người chồng sống cùng vợ mỗi ngày mà không tin tưởng vợ, không bảo vệ vợ mà lại vu oan cho vợ có âm mưu giết mình rồi hô hoán bố mẹ khiến mọi chuyện trở nên bi kịch khó giải quyết hơn rất nhiều khi chỉ có hai người mà thôi.
Xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ nên quyền lên tiếng của người phụ nữ dường như chỉ là không mà thôi. Sự oan ức của Thị Kính thật sự là vô cùng bi ai, người xem cảm thấy nhân vật chồng Thị Kính (Thiện Sĩ) có chút tàn nhẫn, vô tâm.
Anh ta là người có học, ngày đêm dùi mài kinh sử nhưng lại không có trái tim nhân hậu, không có sự rộng lượng bao dung thấu hiểu tâm sự của người con gái sống bên cạnh mình, thờ ơ với nỗi oan của vợ. Thật sự đáng trách.
Những mâu thuẫn của Thị Kính khi bị mẹ chồng thường kiếm cớ la mắng, bắt nạt đáng ra làm chồng anh ta phải lên tiếng can ngăn mẹ mình, hoặc hòa giải hai người nhưng anh ta yên lặng để cho mẹ mình hành hạ Thị Kính điều này cho ta thấy anh ta không thương yêu Thị Kính mà chỉ coi cô là người giúp việc trong gia đình thì đúng hơn.
Số phận của Thị Kính bi kịch không phải từ nỗi oan ghi giết chồng, mà bắt đầu từ ngày cô được gả cho Thiện Sĩ làm vợ, lấy nhầm chồng là nỗi oan lớn nhất đời cô chính vì lấy nhầm chồng mà bi kịch đời cô liên tiếp xảy ra.
Đoạn trích là một đoạn trích nhiều kịch tính thể hiện sự oan khuất của Thị Kính khi sống trong gia đình chồng, nỗi oan thấu trời khiến cho cô không thể nói gì mà chỉ biết câm lặng. Số phận của Thị Kính là số phận chung của người phụ nữ xưa.
Bài làm 2
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Bài làm 3
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy “nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không “môn đăng hậu đối” ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan “hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
“… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…”
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai”…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội “giết chồng”. Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.