Bài 1 (trang 142 SGK Hóa 8): Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất
Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
E. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Lời giải:
Câu trả lời đúng nhất: D
Bài 2 (trang 142 SGK Hóa 8): Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Phần lớn là tăng.
D. Phần lớn là giảm.
E. Không tăng cũng không giảm.
Lời giải:
Đáp án C đúng.
Bài 3 (trang 142 SGK Hóa 8): Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Có thể tăng và có thể giảm.
D. Không tăng và cũng không giảm.
Lời giải:
Câu trả lời đúng là A
Bài 4 (trang 142 SGK Hóa 8): Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 145), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.
Lời giải:
Kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng) giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan gần đúng của các chất.
Bài 5 (trang 142 SGK Hóa 8): Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.
Lời giải:
Ở nhiệt độ 18oC 250g nước hòa tan 53g Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa. Vậy ở nhiệt độ 18oC, 100g nước hòa tan Sg Na2CO3 tạo dung dịch bão hòa.
S= 53.100/250 = 21,2g Na2CO3.
Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 21,2g.