Hướng dẫn soạn bài
Bố cục:
– 16 câu đầu: Nỗi cô đơn của người chinh phụ.
– 8 câu còn lại: Nỗi thương nhớ người chồng nơi xa.
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng:
– Hiên vắng (không gian mênh mang, vắng lặng), ngọn đèn (thời gian đêm khuya).
– Ban đêm tiếng gà eo óc, ban ngày hòe phất phơ.
-> Tô đậm nỗi cô đơn, lẻ bóng.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
– Không gian, thời gian, hành động đi đi lại lại trong hiên vắng, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường.
– Từ ngữ trầm buồn: bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,… Cùng với câu hỏi tu từ: đèn biết chăng?
-> Nỗi cô đơn ghê gớm bủa vây.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Người chinh phụ đau khổ vì chồng nàng đi chinh chiến sa trường đã mấy năm, nàng chỉ biết chờ đợi, lo lắng cho sự an nguy của chồng. Niềm tin vào cuộc sống của nàng đang dần mỏng manh hơn. Nguyên nhân sâu xa chính là cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng chia cách.
Câu 4* (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Người chinh phụ hầu như không nói, ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, hoặc là ngôn ngữ nửa trực tiếp (vừa nhân vật, vừa tác giả):
– Đèn có biết … bi thiết mà thôi.
– Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.
-> Giá trị biểu hiện: cho lời văn sinh động, góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần, tâm thế buồn đau da diết, than vãn hiện thực của người chinh phụ.
Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát: lên bổng xuống trầm linh hoạt, vừa chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn, vừa có sự du dương, mềm mại của thể lục bát.
Luyện tập
– Các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể sử dụng để miêu tả nỗi buồn hay niềm vui của bản thân:
+ Tả ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm.
+ Tả nội tâm qua ngoại hình.
+ Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và từ ngữ mang sắc thái chỉ tâm trạng.