Trang chủ » Cảm nhận khổ 5 bài thơ Tiếng hát con tàu

Cảm nhận khổ 5 bài thơ Tiếng hát con tàu

BÀI LÀM 1:

Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ hay của nhà thơ Chế Lan Viên. Ra đời vào những năm đất nước đang hồ hởi xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếng hát con tàu là tiếng thơ, là giai điệu cổ vũ những con người Việt Nam không quản ngại khó khăn gian khổ lên đường đến với những miền đất xa xôi của tổ quốc để xây dựng một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài thơ cũng thể hiện tấm lòng ân tình thủy chung của những người con cách mạng khi về với nhân dân. Tình cảm thiêng liêng đó được thể hiện thành công trong khổ thơ:

Con gặp lai nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi nhà thơ viết “Con gặp lai nhân dân…” tức là giữa nhân vật chữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định. Phải là những người đã gặp nhau đã sống cùng nhau thì mới có thể diễn tả như vậy.

Đại từ xưng hô “Con” với nhân dân đã xác định được tính chất, mức độ của mối quan hệ đó. Vậy là với nhân dân, nhân vật trữ tình có một quan hệ khăng khít, máu thịt. Họ đã từng có những ngày tháng gắn bó yêu thương, đã từng chia ngọt sẻ bùi. Khổ thơ của Chế Lan Viên gợi nhắc những câu thơ ân tình thủy chung của nhà thơ Tố Hữu trong bài Việt Bắc khi nhà thơ và những người kháng chiến chia tay với những người dân chiến khu Việt Bắc yêu thương:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
 
Bằng việc sử dụng đại từ xưng hô này, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm vui mừng, phấn khởi khi được gặp lại nhân dân. Nó gợi dậy trong tình cảm của người đọc những hình ảnh, những, ấn tượng của một con người đi xa lâu ngày được gặp lai những người đã sinh ra mình, đã từng nuôi nấng, chăm sóc mình trên mảnh đất quê hương, trong mái nhà thân thuộc. Bởi thế, nhà thơ Chế Lan Viên đã đánh thức dậy trong tiềm thức, trong tình cảm của người đọc biết bao tình cảm ấm áp, gần gũi.
 
Ở những câu thơ sau, để thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với nhân dân, nhà thơ đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh thật độc đáo, nhưng cũng thật bình dị và thân thuộc. Việc nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân được ví với:
 
Cỏ đón giêng hai
Chim én gặp mùa
Trẻ thơ đói lòng gặp sữa .
Nôi ngừng gặp cánh tay đưa
 
Giêng hai với tiết trời ấm áp của mùa xuân mang lại sức sống, sự đâm chồi nảy lộc cho cây cỏ; chim én vượt qua cả mùa đông giá lạnh đã đến ngày được gặp lại mùa xuân để chao liệng, tung cánh giữa bầu trời tự do; và hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân.
 
Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả.
 
Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo. Thông thường các nhà thơ so sánh theo mô hình đôi chiếu 1-1. Tức là một cái được 80 sánh thì tương ứng với một Gái dùng để so sánh, theo kiểu;
 
… Con mắt em sắc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao)
 
Song ở đây, cái được so sánh chỉ có một mà cái dùng để so sánh thì tới bốn. Nhà thơ đã mượn đến bốn hình ảnh để thể hiện tình cảm của mình khi gặp lại nhân dân. Vậy mà dường như người đọc vẫn có cảm giác nhà thơ chưa thực thỏa mãn với sự biểu hiện đó. Nhân vật trữ tình như muốn nói nhiều hơn nữa về sự gắn bó của mình đối với nhân dân. Bởi thế, có thể nổi sự đặc biệt trong việc sử dụng bút pháp so sánh ở đây cho thấy một tình cảm thương yêu mênh mang, sâu lắng.
 
Với việc sử dụng bút pháp so sánh đầy tính sáng tạo như vậy một mặt dã tạo nên tính hình tượng, tính biểu cảm mạnh mẽ, mặt khác tạo nên tính trí tuệ cho khổ thơ. Cảm xúc mà khổ thơ biểu hiện nhờ vậy mà tác động mạnh tới nhận thức lí trí và tình cảm của người đọc.
 
Khổ thơ ngắn song nó thể hiện nhiều nét độc đáo trong phong cách thơ của Chế Lan Viên. Cùng với những khổ thơ khác, khổ thơ này đã góp phần thể hiện, nâng niu và vun đắp những tình cảm đẹp. Chế Lan Viên đã nói giùm tiếng lòng của bao người Việt Nam sống trong thời kì ấy và truyền đến thế hệ sau một bức thông điệp về sự gắn bó, tình yêu thương và lòng nhân ái.
BÀI LÀM 2
I/ Mở bài
– Nhận xét chung về tác giả, tác phẩm: A1, 2
– 5 khổ thơ đầu của bài thơ đã thể hiện khát vọng hướng về nhân dân, đất nước, cũng là niềm khát khao được đến với cuộc đời rộng lớn, cội nguồn sáng tạo của thi ca. Khát vọng ấy được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình và sự vận động của hình tượng nghệ thuật
II/ Thân bài
1. Hai khổ đầu: 
– Là 1 cuộc chất vấn của nhà thơ với chính lòng mình, cũng là sự trăn trở hối thúc, tự giục giã lên đường.
– Tự phân thân trong đại từ nhân xưng “anh” ở ngôi thứ 2, nhà thơ đã tạo ra những vị thế thích hợp cho những trăn trở, băn khoăn trong dòng độc thoại nội tâm.
– Những hình ảnh đối lập giữa “bạn bè đi xa” còn “anh giữa trời Hà Nội”, giữa “đất nước mênh mông” với “đời anh nhỏ hẹp” làm rõ hình ảnh và tâm trạng bức bối, bồn chồn của nhà thơ lúc đó khi biết bao con người đang hăng say lao động dựng xây đất nước; khi bao lớp văn nghệ sỹ lên đường tìm cảm hứng sáng tác ngợi ca con người mới, cuộc sống mới thì Chế Lan Viên vẫn chưa thể đến với những vùng đất xa xôi này, chưa thể bước chân lên con tàu mộng tưởng. Lắng nghe tiếng gọi khát khao của những không gian mênh mông phóng khoáng với ào ạt gió ngàn, cảm nhận sự nghèo nàn, khô cạn của cảm xúc nghệ thuật khi “tàu đói những vành trăng” mơ mộng, nhà thơ đã nhận thức sâu sắc “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”. Từ những nhận thức và cảm xúc ấy thi nhân hiểu rằng đến với cuộc đời, với nhân dân, đất nước là cần thiết, là lẽ sống của thi ca.
– Khát vọng lên đường mãnh liệt đã thể hiện qua một loạt những câu hỏi dồn dập, vừa nhắc nhở, vừa chất vấn, vừa giục giã, hối thúc: “anh đi chăng…anh có nghe…sao chửa ra đi…” => Cả đoạn thơ là nỗi trăn trở, day dứt của 1 tâm hồn khát khao mãnh liệt được hòa nhập với đời sống, với nhân dân, đất nước, khao khát những chuyến đi xa tới những chân trời mới là để mình thực là mình, để tìm cảm hứng sáng tạo trong thi ca.
2. Hai khổ thơ sau: 
Niềm tự hào thành kính và biết ơn hướng về Tây Bắc và cuộc kháng chiến
– Trước hết Tây Bắc được gợi nhớ như một xứ sở thiêng liêng anh hùng, nó đã lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc thời kháng chiến, nó giúp Chế Lan Viên tìm lại chính mình: 
“Trên Tây Bắc ! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng”
Cụm từ “trên Tây Bắc” như một sự nối tiếp với câu thơ “tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” ở đoạn một. Sự nối tiếp ấy cho thấy tâm hồn nhà thơ đã thực sự đến với Tây Bắc trong sự gắn bó mật thiết. Cũng từ điểm đến ấy mà nhà thơ đã bắt đầu trở về với những suy ngẫm và cảm xúc sâu xa thấm thía, những kỷ niệm thắm thiết, ân tình.
Các từ “thiêng liêng”, “anh hùng” đã thể hiện niềm cảm phục và thành kính vô cùng của nhà thơ với mảnh đất và con người Tây Bắc, cũng là với nhân dân, những con người bình dị đã làm nên cuộc kháng chiến oanh liệt, hào hùng
– Tây Bắc còn được nhắc đến trong niềm biết ơn chân thành của nhà thơ: 
“Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân”
Với Chế Lan Viên và những văn nghệ sỹ đã đi theo tiếng gọi của cách mạng thì Tây Bắc trong kháng chiến là miền đất và những năm tháng không thể nào quên – đó là nơi mà hiện thực vĩ đại của kháng chiến đã tác động mãnh liệt đến sự chuyển biến cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của họ trong hành trình đến với nhân dân, đất nước và cách mạng. Đó là nơi mà nhà thơ tự lột xác, tự chia tay với cái tôi siêu hình trong thế giới điêu tàn xa xưa của mình để hòa nhập với cái ta chung của đời mới. Mà sự lột xác nào chẳng đau đớn đến mức khiến tâm hồn như rỏ máu. Hai hình ảnh liên hệ với nhau bằng quan hệ nhân quả: “máu rỏ tâm hồn” – “dạt dào trái chín”, đó chính là quan hệ biện chứng giữa nỗi đau đớn và sự sinh thành – những thành tựu nghệ thuật gặt hái ngày hôm nay phải đổi bằng bao nhiêu dằn vặt, đau đớn ngày hôm qua.
– Khổ thơ sau mở đầu bằng tiếng gọi đầy cảm xúc hướng về quá khứ của cuộc kháng chiến chống pháp: 
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”
– Thời gian của cuộc kháng chiến được hữu hình hóa qua hình ảnh so sánh với ngọn lửa thiêng bất diệt. Đó là ngọn lửa của lòng yêu nước và căm thù giặc, ngọn lửa của ý chí bất khuất kiên cường, ngọn lửa đã giúp nhân dân ta dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng. Mối quan hệ giữa mười năm và nghìn năm càng khẳng định tính chất vĩnh hằng của những giá trị đẹp đẽ, những phẩm chất cao quý của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến gian khổ hào hùng. Ngọn lửa thiêng soi đường cho dân tộc “nghìn năm sau” ấy là ngọn lửa soi đường dẫn lối cho nhà thơ về với nhân dân, cho thi ca đến với cuộc đời.
– Hai câu cuối là lời tự nhủ chân thành của nhà thơ về hành trình nghệ thuật của mình: 
“Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương”
Nhà thơ đã trưởng thành, đã đến với cách mạng, với nhân dân theo ngọn lửa soi đường của cuộc kháng chiến nhưng ông hiểu rằng đó mới chỉ là sự bắt đầu. Sự tiếp nối của các cụm động từ trong 2 câu thơ: “đã đi”, “cần vượt”, “về gặp lại” cho thấy ý chí phấn đấu không mệt mỏi của nhà thơ, cũng thể hiện niềm biết ơn thành kính và sự gắn bó sâu xa với nhân dân khi nhà thơ coi việc đưa thi ca trở về với mẹ, với nhân dân là đích đến thiêng liêng nhất trong hành trình nghệ thuật của mình. Có bao nhiêu tha thiết trong lời nguyện cầu: “cho con về..” cũng có bao nhiêu trìu mến, thanh thản và ấm áp trong cụm từ “về gặp lại..” – về với nhân dân, nhà thơ sung sướng như đứa con thơ được trở về với bình yên trong lòng mẹ, như người khách bộ hành mệt mỏi được trở về cội nguồn nơi từ đó lạc bước ra đi.
Đoạn thơ đã bộc lộ niềm thành kính và lòng biết ơn sâu nặng của Chế Lan Viên với miền đất thiêng Tây Bắc và những năm tháng kháng chiến oanh liệt, hào hùng. Đó là mảnh đất, là năm tháng có ý nghĩa sâu sắc với cả dân tộc và đặc biệt là với riêng nhà thơ. Trưởng thành từ đó, nay thi nhân lại khao khát hướng về nguồn cội, cũng là thể hiện tâm nguyện đưa nhà thơ trở về với cuộc đời, về với nhân dân và đất nước.
3. Khổ thơ 5: 
Khát vọng hướng dần về nhân dân (lòng biết ơn sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở về với nhân dân
– (Nhận xét chung) Sau tâm nguyện tha thiết “Cho con về gặp lại mẹ yêu thương” ở khổ 4, toàn bộ khổ 5 đã tiếp nối khẳng định vai trò lớn lao, vĩ đại của nhân dân đối với cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ. Cách sử dụng từ “con” khi hướng về nhân dân cho thấy tình cảm thành kính thắm thiết của Chế Lan Viên dành cho nhân dân, và cụ thể ở đây là người dân Tây Bắc với bao ân tình sâu nặng trong quá khứ.
– Lời bộc bạch “con gặp lại nhân dân” đã khẳng định đây là sự trở về của nhà thơ với những kỷ niệm thiêng liêng trong niềm biết ơn vô hạn. Lòng biết ơn và niềm hạnh phúc ấy đã được cụ thể hóa trong 5 hình ảnh so sánh đầy ý nghĩa.
+ Trước hết, điều hạnh phúc của nhà thơ khi trở về với Mẹ Nhân Dân được so sánh với hình ảnh “nai về suối cũ”. Đây là một so sánh thích hợp khi Chế Lan Viên đang đăm đắm hướng về núi rừng Tây Bắc. Mỗi sinh vật thường chỉ tồn tại trong một môi trường nhất định: chim trên trời, cá dưới nước, thú trong rừng… “Suối” là một hoán dụ cho rừng núi, trạng từ “cũ” gợi ra bao tin cậy thân yêu. “Nai về suối cũ” là một hình ảnh thể hiện cảm giác bình yên khi được trở về với môi trường sống thân thuộc. Trở về với nhân dân, nhà thơ sung sướng như được trở về với nguồn cội, nơi có biết bao nhiêu kỷ niệm trong quá khứ, bao gắn bó, nhớ thương trong hiện tại, nơi luôn chờ đón những đứa con xa trở về trong tình yêu thương bao la của Mẹ, nơi nhà thơ thực sự tìm thấy sự thanh thản, bình yên.
+ Hình ảnh “cỏ đón giêng hai” gợi ra cảnh cỏ cây tàn héo của mùa đông được hồi sinh trở lại trong ánh sáng và hơi ấm của mùa xuân. Đưa thi ca trở về với nhân dân, nhà thơ như được tiếp thêm sức sống, thế giới điêu tàn được hồi sinh, tất cả bỗng như bừng thức mãnh liệt từ tình yêu đời đến khả năng sáng tạo.
+ Trong hình ảnh “chim én gặp mùa” thì “mùa” chỉ có thể là mùa xuân, mùa để những đàn chim tránh rét trở về, mùa để những cánh én mặc sức liệng bay trong bầu trời xuân ấm áp và trong sáng. Cánh én mùa xuân vốn là hình ảnh biểu tượng cho niềm vui, sức sống và những khao khát say mê. Trở về với nhân dân, nhà thơ như được đặt đúng vào mùa thuận lợi nhất để hồn thơ bay bổng và sáng tạo.
+ Sự trở về của nhà thơ với nhân dân còn được so sánh “như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”. Nhân dân và hiện thực cuộc sống của nhân dân tựa như bầu sữa mẹ ngọt lành ấm nóng, nhân dân là sự nuôi dưỡng chở che, nhân dân sẽ vỗ về đứa con xa trở về trong lòng mẹ. Niềm hạnh phúc ấy sẽ chắp cánh cho hồn thơ thêm dạt dào sức sáng tạo.
+ Và cuối cùng, hình ảnh “chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” đã khẳng định ý nghĩa lớn lao vô cùng của nhân dân với cuộc đời và khả năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, đó là sự tiếp sức. Chiếc nôi ngừng lại và bỗng gặp cánh tay đưa trìu mến, nhà thơ mệt mỏi, bế tắc trong “thung lũng đau thương”, lạc bước trong thế giới “điêu tàn” đã bất ngờ sung sướng gặp bàn tay tin cậy, chắc chắn chan chứa tình yêu thương của Mẹ nhân dân dẫn tới “cánh đồng vui” của thi ca cách mạng.
– Những hình ảnh giàu sắc thái biểu tượng trong hình dung của người đọc: nai đang ngơ ngác, cỏ đang héo tàn, chim én đang run rẩy lạnh lẽo, đứa trẻ đói lòng, chiếc nôi ngừng nhịp… kết hợp với những động từ liên tiếp lặp lại trong cả khổ thơ: về, đón, gặp… đã cho thấy Mẹ nhân dân xuất hiện kịp thời nhất, đúng lúc nhất, trìu mến, bao dung, nhân hậu nâng bước đứa con xa trở về, làm hồi sinh sức sống, giúp bay bổng sáng tạo, khơi gợi niềm tin yêu vào cuộc đời của một thi nhân đang tuyệt vọng. Từ đó, người đọc nhận ra niềm vui, niềm hạnh phúc và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ khi “gặp lại nhân dân”, khi đưa thi ca về với đời, về với nguồn “phù sa” đắp bồi vô tận cho hồn thơ.
– Tất cả những so sánh trong khổ 5 còn cho thấy sự trở về với nhân dân không chỉ là nhu cầu, là hạnh phúc, là niềm vui… mà còn là một lẽ tự nhiên, tất yếu, hợp quy luật: “nai” chỉ bình yên nơi “suối cũ”, cỏ cây chỉ xanh tươi trong mùa xuân…, và nhà thơ chỉ thực sự là mình, hồn thơ được nuôi dưỡng, bồi đắp, tiếp sức trong nguồn phù sa vô tận của hiện thực cuộc sống nhân dân.
III/ Kết bài: 
Với những hình ảnh mang đậm chất trí tuệ, với việc tạo ra một chuỗi so sánh trùng điệp giàu tính tượng trưng, đoạn thơ đã khẳng định vai trò lớn lao của người dân với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, thể hiện sự biết ơn và niềm hạnh phúc của nhà thơ khi được trở về với nhân dân. Đưa thi ca trở về với nhân dân, nhà thơ như được hồi sinh, được tự do bay bổng sáng tạo trong bầu trời nghệ thuật thông thoáng, trong trẻo, được thanh thản bình yên trong chốn cũ an lành. Nhân dân thực sự là ánh sáng và phù sa cho sự nghiệp nghệ thuật của nhà thơ. Xuất phát từ những trăn trở hối thúc, từ niềm thành kính biết ơn, đoạn thơ đã thể hiện sinh động và sâu sắc khát vọng hướng về nhân dân, khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa cá nhân và cộng đồng, giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.
BÀI LÀM 3

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần được nếm trái những phút giây cay đắng, buồn tủi cũng như những phút giây hạnh phúc. Có những lúc niềm hạnh phúc lên tới tột đỉnh, tưởng chúng ta có thể tan biến đi trong niềm vui bất tận đó. Chế Lan Viên – một nhà thơ của dân tộc – cũng đã một lần có những phút giây thiêng liêng, quý giá như thế. Đó là khi ông trở về với nhân dân, tìm được lẽ sống cho cuộc đời mình, ông đã ghi lại sự kiện đó bằng những vần thơ thật xúc động:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

                                    (Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.

Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

Đoạn thơ có âm điệu tươi vui, trẻ trung nhưng vẫn có một thoáng ân hận cửa người con lầm lạc trở về với người mẹ Nhân dân đầy nhân ái, bao dung. Tâm trạng đó của nhà thơ Chế Lan Viên cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ lãng mạn bấy giờ khi họ tìm đến với chân lí cách mạng. Đó là những giây phút trọng đại, đánh dấu bước thay đổi lớn trong cuộc đời các thi sĩ và cũng là những giây phút lịch sử khi dân tộc dang rộng vòng tay đón nhận sự trở về của những đứa con đã từng đi lầm đường. Hiểu được điều đó, ta càng cảm thông và trân trọng hơn những vần thơ như thế.

BÀI LÀM 4

Người ta nói thơ Chế Lan Viên là một người đàn bà đẹp ưa trang sức và biết trang điểm. Cho nên ông rất thích dùng những hình ảnh độc đáo mới lạ lấp lánh trí tuệ, dạt dào cảm xúc và rất mực tài hoa Chính điều đó đã giúp ông ngay khổ thơ đầu chỉ bốn câu mà đã kết đuợc một chùm một chuỗi hình ảnh như tung những tràng pháo hoa lên bầu trời thơ:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giếng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Nhũng hình ảnh so sánh trên nhằm để diễn đạt tình cảm và có tác dụng khơi sâu, mở rộng, khám phá thêm ý nghĩa của sự việc, hành động được trở về với nhân dân, cội nguồn sáng tạo nghệ thuật thơ ca. Những hình ảnh này đều lấy từ đời sống tự nhiên và con người. Nhưng chính vì thế mà chúng thật gần gũi giản dị mà không kém phần thơ mộng, đẹp đẽ, gợi cảm. về với nhân dân là về với nhũng gì phù hợp với quy luật cuộc sống và tự nhiên.

Trước hết, về với nhân dân là về với những gì thân quen nhất của lòng mình, về với môi trường quen thuộc, làm nảy sinh sự sống. Đó cũng là ngọn nguồn sáng tạo thơ ca. Nai về suối cũ. Sao lại là nai mà không phải là con vật nào khác trong rừng sâu? Con nai là một con vật rất hiền dịu, xinh đẹp, hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Đó cũng là con vật khá quen thuộc trong thơ ca Nhưng con nai trong thơ Lưu Trọng Lư là chú Nai vàng ngơ ngác lạc giữa rừng thu. Còn con nai trong thơ Huy Cận thì chìm lẫn trong sương mù. Đặc biệt chú nai trong thơ Xuân Diệu mới tội nghiệp làm sao. Bởi chú không chỉ ngơ ngác mà còn bị chiều đánh lưới – không biết về đâu đứng sầu bóng tối

Cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên. Nên con nai trong thơ ông giờ đây cũng đã được lột xác để trở thành một chú nai tơ vững chãi và kiêu hãnh tha hồ đùa dỡn chạy nhảy tung tăng trong cuộc sống nhân dân như tung tăng trên những dòng suối thân thuộc mát trong.

Về với nhân dân là về với niềm vui và hạnh phúc từng khao khát chờ mong: cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Trải qua mùa hè nắng cháy, qua mùa thu với những cơn mưa xối xả, qua mùa đông lạnh giá với sương muối gió mùa, cỏ hầu như đã bị tàn lụi, được gặp giêng hai với những làn mưa xuân phơi phới bay, cùng nắng vàng ấm áp, cỏ bật dậy non tươi mơn mởn. Trong bài Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử chẳng từng viết Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng từng hết lời ca ngợi sức sống diệu kỳ của cỏ khi gặp mùa xuân bằng một câu thơ tuyệt tác cỏ non xanh rợn chân trời đó sao? Càng suy ngẫm như vậy ta càng thấm thía hình ảnh thơ Chế Lan Viên thật chính xác, gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả.

Đối với Chế Lan Viên, về với nhân dân là về với môi trường làm nảy sinh sự sống. Đó là mùa xuân để cho chim én về làm tổ và tung cánh bay lượn. Đúng như Tố Hữu đã từng viết:

Mùa xuân đó, con chim én mới

Rộn đồng chiêm chấp chới trời xanh

Được trở về với nhân dân, đối với Chế Lan Viên còn là về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của sự nuôi dưỡng chở che và làm hồi sinh sự sống. Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa – Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Sữa là nguồn dinh dưỡng, nguồn sống cơ bản giúp cho đứa trẻ sống dậy, khoẻ mạnh, lớn khôn. Cánh tay đưa nôi giúp cho đứa trẻ thơ ngon giấc nồng để càng trưởng thành nhanh hơn cùng với những dòng sữa ngọt ngào. Hình ảnh thơ làm ta nhớ tới hình ảnh những em bé rơi vào cảnh ngộ éo le đầy hiểm nghèo trong truyện cổ tích. Khi sự sống đang bị đe dọa như ngàn cân treo đầu sợi tóc giữa rừng vắng thì bỗng gặp bàn tay dịu hiền và rất mực nhân hậu của những ông bụt, bà tiên kịp thời đến tiếp sữa đưa nôi làm cho đứa bé sống lại, lớn cao thành chàng dũng sĩ hay hoàng tử sau này. Như vậy niềm biết ơn nhân dân của chàng thi sĩ đã từng khóc Những Tháp Chàm loang lổ, đã từng:

Đừng quên nỗi chua cay một thời thơ ấy

Tổ quốc trong lòng có cũng như không

Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng

Đã trở thành niềm biết ơn đối với những người đã cứu mệnh, tái tạo cuộc đời mình.

iềm hanh phúc và khát vọng về với nhân dân đã được tác giả thể hiện qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỷ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hy sinh thầm lặng, sự nuôi dưỡng đùm bọc của nhân dân đối với cán bộ kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung mà hiện ra qua những hình ảnh, những con người bằng xương, bằng thịt, gần gũi mà cũng rất anh hùng. Đó là người anh du kích không hề nghĩ đến cái chết đang đến gần mà tất cả vì đồng đội:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vả rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách mà anh du kích mặc đêm công đồn ấy, xét về giá trị vật chất thì chẳng đáng giá là bao, nhưng đêm cuối cùng, anh cởi lại cho con, thì về ý nghĩa tinh thần, chiếc áo đó bỗng trở nên v&ocirc

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top