BÀI LÀM 1:
Ê luy a là một nhà thơ nổi tiếng, với khao khát tự do nên cả cuộc đời của ông luôn góp phần và đi tìm cái mới mẻ và điều đó đã tạo nên cho ông những đóng góp rất tuyệt vời qua tác phẩm Tự Do.
Cả cuộc đời đam mê và muốn đi tìm cái tự do nên ông luôn cố gang theo đuổi và góp phần vào công cuộc đi tìm cái đẹp cái tự do trong chính cuộc sống nơi mình sinh ra, nó đã tạo nên cho chúng ta những điều hoàn toàn khác và cũng đưa chúng ta có thể phát triển lên trên mọt hoàn toàn khác, mỗi chúng ta đều có thể thấy rằng tụ do là một điều cực kì quan trọng nó góp phần tạo nên những yếu tố quan trọng hơn, cả những yếu tố khác cũng có thể phát triển nhờ bản thân luôn mong chờ và chờ đợi những điều tự do và hạnh phúc cho mỗi con người. Chúng ta có thể thấy khát vọng tự do đã xuất hiện ngày càng được bày tỏ một cách hoàn toàn sáng suốt trong con mắt của tác giả, những khát vọng đó đã đưa con người đến những tầm hiểu biết và có những điều thật tốt đẹp và xảy ra với thế giới này, nó đã tạo nên cho chúng ta những điều diệu kì hơn. Trong bài thơ tác giả đã thể hiện khát vọng đó được thể hiện qua nhân vật em, nhân vật em được tác giả nói để thể hiện những nỗi khát khao của chính bản thân mình, những nỗi niềm tự do đó đã đưa đến cho chúng ta những điều tốt đẹp và muốn thể hiện khát vọng cho chính bản thân mình.
Âm hưởng nhẹ nhàng của bài thơ đã tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng và có những điều thật tuyệt vời khi khát khao tự do của tác giả ngày càng được nâng cao và nó thể hiện qua những bài thơ của tác giả, bài thơ tự do là nổi bật lên với khát vọng tự do, và ngày càng thể hiện một cách chi tiết và hoàn hảo hơn. Cuộc sống tự do đó đã chi phối con người và khát vọng đó đã đưa cho chúng ta những hiểu biết và tầm quan trọng của con người và đó đã tạo nên những yếu tố ngày càng có những yếu tố phát triển trong nhân cách của tác giả, muốn được tụ do và khao khát được sống cuộc sống tự do, họ ngày càng viết lên những suy nghĩ và phẩm giá của mình, mỗi người đều tạo nên cho chính chúng ta những điều đó là thể hiện sự tự do và khao khát tự do hơn.
Khi tác giả viết lên và dùng những tự do để nói lên chính cho bản thân mình những điều tự do và hạnh phúc, nó đã tạo nên những điều thật hạnh phúc và khao khát tự do không chỉ tạo nên những cung bậc và những nốt nhạc du dương trong tâm hồn của tác giả, ông đang mong muốn sống một cuốc ống tự do và hạnh phúc chính vì vậy cuốc ống của chính ông là đang không muốn sống vào những giây phút bị kìm hãm và nó cũng đã đưa con người vào những tầm cao mới và ngày càng phát triển hơn, đó không phải là trường phái của những phái siêu thực khác, nó đã tạo nên những điều cực kì rõ rệt trong không gian. Trong hình ảnh về nhân vật em đó là những hình ảnh mà tác giả muốn thể hiện niềm khao khát cho chính bản thân mình, ông đang khao khát một cuộc sống tự do và nó chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt hơn trong lòng của tác giả, tôi viết lên cho nhân vật em đó là hiện lên trong lí tưởng cả tuổi thơ lẫn trong tâm hồn của tác giả, nó hiện lên trong mọi không gian.
Những khát khao tự do trong con người của tác giả đã thể hiện một cách chân thành và nó chiếm lĩnh trong một vị trí đặc biệt và có ý nghĩa sâu rộng hơn trong một khoảng không gian rộng lớn này, mỗi ngày tác giả đều thể hiện được sự tự do trong tâm hồn nó đã hiện lên một hữu hiệu trong từng vần thơ của tác giả và đang thể hiện nó một cách sâu rộng và chiếm lĩnh một ví trí vô cùng đặc biệt trong tâm hồn của tác giả. Hình ảnh em chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt ở đây em chính là sự tự do, tác giả không nó thẳng về những điều tự do mà tác giả nói về nhân vật em ở đó ẩn dụ nói về những điều đó, chúng ta đều có thể thấy một điều rằng sự tự do đã xuất hiện trong tâm trí của tác giả sâu rộng hơn, mang một nỗi nhớ thương và mong đợi một cách hợp lý và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn và con người của tác giả.
Ở đây nhân vật trữ tình là nhân vật em, đã thể hiện một cách sâu rộng và có ý nghĩa lớn lao hơn, mang trong tâm hồn của tác giả những tình yêu thương đối với sự tự do cho chính bản thân mình, hơn cả những điều đó tác giả đã nhấn mạnh sâu sắc được những điều cực kì quan trọng trong tâm hồn của mình, nhân vật em được hiện diện trong tác phẩm này với một tần số rất lớn nó đã tạo nên những điều hoàn toàn có thể phục vụ cho một đất nước tươi đẹp khi khát vọng tự do được nâng cao như thế này. Với những khát khao đó tác giả đã vẽ ra một không gian rộng lớn về những mong ước của sự tự do, chúng ta cần phải có những niềm tin ước về sự tự do.
Hình ảnh của sự tự do được tác giả mong muốn viết lên, nó đã thể hiện được những nỗi niềm lớn lao, qua đó ngoài những mong đợi về một sự tự do chúng ta cần tạo niềm tin cho chính người dân của chúng ta để phát triển bản thân tính tự do độc lập và mỗi ngày ông đều thể hiện những nỗi niềm mong ước đó qua trang thơ của mình, hình ảnh của sự khao khát đó trong tâm hồn của tác giả một cách chủ động và nó trở nên linh hoạt hơn trong thơ văn của ông, mỗi câu thơ đều mang đậm những sự mong ước đó, niềm tin yêu về một đất nước hòa bình tự do được thể hiện qua những vần thơ của người.
Những lời mà tác giả đã thoát lên là thể hiện niềm tự do và hạnh phúc cho chính bản thân mình, đó là những điều quan trọng và sự nhân hóa về nhân vật em đã thể hiện những điều đó một cách chân thành và tuyệt vời hơn, nghệ thuật nhân hóa em với ý nghĩa này sự tự dó đó đã hiện hữu trong tâm hồn của nhân vật, những cách gọi một cách gần gũi và tạo nên những niềm tin yêu về một đất nước hoàn hảo và những nỗi lòng sâu xa mà tác giả thể hiện cùng rất chân thành và mang đậm cảm xúc sâu sắc. Khi tác giả gọi tên em cũng chính là những giây phút tác giả gọi tên tự do, qua đây chúng ta thấy được niềm tự do và khao khát của tác giả đã được thể hiện một cách sinh động, và tình yêu với sự tự do đã được tác giả thể hiện sâu rộng trong bài viết này.
Trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược thì khát khao tự do ngày càng được thể hiện sinh động hơn, chúng ta có những niềm tự hào riêng về một đất nước tự do đó khát vọng đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của tác giả, mỗi người đều có những yếu tố dịu kì hơn trong cách suy nghĩ và hoàn toàn có thể chiếm lĩnh những khoảng không gian vô tận hơn trong tâm hồn của tác giả, nó chiếm lĩnh nhân vật em trong những khoảng không gian rộng lớn và ngày càng có nhiều khoảng không gian hiện đại và có ý nghĩa vô tận trong khoảng không gian hoàn hảo hơn, niềm tin về những điều đó.
Bài thơ tự do đã thể hiện sâu sắc trong bài thơ và đó là những nỗi niềm cao cả và những mong ước cho cả một dân tộc rộng lớn.
BÀI LÀM 2:
Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. Ông từng tham gia vào trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới thứ II, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp tham gia nhiều hoạt động chính trị: chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít.
Ông đã tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu trí tuệ và tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông hàm chứa suy luận trữ tình triết lý. Trong thơ ông, dấu ấn chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét và mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại.
Tự do được sáng tác vào mùa hè năm 1941, lúc Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược. Bài thơ được in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942". Bài thơ được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể dòng cuối cùng chỉ là chữ TỰ DO. Mỗi khổ 4 dòng trong đó 3 dòng đầu viết theo thể thơ 7 âm tiết, 1 dòng cuối (cũng là điệp khúc của toàn bài) chỉ có 4 âm tiết. Nguyên bản bài thơ không có vần, không có các dấu ấn chấm câu, chấm hết cuối bài.
Với chủ đều thể hiện khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít đức xâm lăng. Không thể sống trong nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại.
"Tôi viết tên em" – TỰ DO nổi bật lên hình thức lắp kết cấu, điệp từ "trên…trên" theo kiểu "xoáy tròn"; câu thứ tư mỗi khổ như một điệp khúc. Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian: chỉ địa điểm – không gian (tôi viết Tự Do ở đâu), chỉ thời gian (tôi viết Tự Do khi nào). "Tôi viết tên em" lên mọi không gian, thời gian.
Cụ thể: viết lên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan.
Trừu tượng: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…
Tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể và cả trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian. "Tôi viết tên em" khi đang tuổi ấu thơ; ban đêm, ban ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương, trên núi cao; lúc bão giông; khi bình yên,. Như vậy, dù ở đâu, theo nghĩa nào thì tôi đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt…"Em" – TỰ DO đã chiếm trọn không gian của "tôi"; chiếm hết thời gian của "tôi" và suy nghĩ hành động của "tôi" luôn hướng về "em".
Tôi "gọi tên em" – TỰ DO
(khổ cuối)
Nghệ thuật nhân hóa "em" (chính là TỰ DO), làm cho Tự do trở thành một nhân vật có hồn và "em" trở thành những gì đáng yêu, đáng trọng nhất. "Gọi tên em": cảm xúc đã bật thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh nhiệm màu tái sinh những cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
Cấu kết vòng tròn: như chưa hề kết thúc – mở ra một kết cấu mới, cảm xúc mới. Tự do như là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do.
Như vậy, có thể nói giá trị nội dung của bài thơ " Tự do" thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị vì đến giờ này nhiều nước trên thế giới còn bị xâm lược, nhiều con người còn mấy tự do.
Về giá trị nghệ thuật bài thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc…qua các khổ thơ. Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau. Hình thức nhân hóa TỰ DO thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm "em", tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu sa.
BÀI LÀM 3:
Bài thơ Tự do in trong tập Thơ và sự thật (1942) là tiếng nói tha thiết đòi tự do của những con tim, hòa trong âm vang của núi vọng sông rền, của đất trời bao la và biển cả mênh mông.
Tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Thời cổ đại Hi Lạp, khát vọng tự do chân chính được kết tinh trong hình tượng Prô-mê-tê (Prô-mê-tê bị xiềng- Et-sin). "Tự do, bình đẳng, bác ái" trở thành khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng tạo nên sức mạnh của cách mạng Tư sản Pháp 1789. Khát vọng sống của dân tộc Cu Ba cũng được thể hiện qua câu khẩu hiệu "Tự do hay là chết", ở Việt Nam là chân lí "Không có gì quí hơn độc lập tự do" (Hồ Chí Minh).
Đề tài Tự do càng trở nên cấp bách và mang tính thời sự hơn bao giờ hết khi nó ra đời trong hoàn cảnh nước Pháp đang bị phát xít Đức chiếm đóng, trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống Đức. Với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính trị, Ê-luy-a đã truyền hơi thở thời đai vào "Tự do”.
Với Ê-luy-a, tự do chính là cuộc sống, là hoá thân của cuộc sống. Bài thơ tổ chức theo trật tự kết cấu của lớp hình ảnh một cách đặc biệt. Hai chữ tự do được viết lên các vị trí: các vật thể hữu hình như trang vở, mũ miện của vua chúa…, lại có thể gắn với các vật thể trừu tượng như "mùa cưới hỏi", "tiếng chuông ngân"… Nhờ cách liệt kê hình ảnh ấy đã tạo ra sự trùng điệp tạo ấn tượng về sự phát triển ồ ạt, nhân lên thành tầng tầng, lớp lớp tuôn chảy như mạch nguồn vô tận của khát vọng tự do. Đâu đâu cũng xuất hiện hai chữ "tự do"- tất cả đều khao khát tự do, đều chung tiếng nói đòi tự do. Đó là khát vọng của dân tộc, của cộng đồng.
Tự do không chỉ là khát vọng hướng tới mà còn là bản thản khát vọng ấy. Khát khao tự do còn thể hiện một niềm tin vững chắc, lời thề quyết tâm hướng tới tự do, giành và bảo vệ tự do. Độ chân thành và mãnh liệt của cảm xúc của khao khát tự do còn được biểu hiện qua hình thức điệp câu đặc biệt. Toàn bài có 21 khổ, có tới 20 khổ thơ có sự điệp câu "Tôi viết tên em" và câu cuối "Để gọi tên em". Nhạc điệu bài thơ được tạo nên từ hình thức điệp nay khiến người đọc liên tưởng tới thánh ca hay lời cầu nguyện. "Tôi viết tên em" do đó trở thành một xác tín, một niềm tin vững chắc trong hoàn cảnh nô lệ, mất tự do.
Bài thơ được viết năm 1941 mà theo tác giả thì ông định kết thúc bằng việc nói tên người đàn bà mà tôi yêu, người tôi đinh viết tặng bài thơ này. Nhưng rồi tôi tìm thấy rằng từ duy nhất mà tôi có trong đầu là Tự do.. .nghĩa là người đàn bà mà tôi yêu lúc đó là hiện thân của một ước vọng lớn hơn nàng. Tôi đã lẫn nàng với hoài vọng tuyệt vời nhất". Lời tâm sự của Ê-luy-a khiến người đọc liên tưởng tới sự hoà quyện đẹp đẽ giữa tình yêu và lí tưởng trong thơ của A-ra- gông. Gương mặt của người phụ nữ mà họ yêu dấu, đối với A-ra-gông là En-xa, đối với Ê-luy-a là Nuy-sơ, lá Đô-mi-nic, cũng như diện mạo của tổ quốc, của nhân loại đều hoà trộn vào nhau – điều đó làm nên dạng thức trữ tình độc đáo của bài thơ: vừa gắn với những vấn đề thời sự nóng hổi vừa là tha thiết yêu thương.
Bài thơ trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Đức của người Pháp, bởi nó đáp ứng được khát vọng của thời đại, trở thành tiếng nói chung, sự đồng vọng của hàng triệu con tin đang rên xiết vì mất nước. Tự do ở đây không chỉ cho cá nhân tự do mà trước hết là cho dân tộc, trở thành lẽ sống, lay thức tình yêu tự do trong mỗi con người. Người nghệ sĩ – chiến sĩ Ê- luy-a đã giúp người đọc cảm nhận thấm thía hơn giá trị của Tự do. Đó là quyền sống, quyền được sống và quyền được làm người.