Bài 1 (trang 177 SGK Hóa 12): Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
Lời giải:
Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Bài 2 (trang 177 SGK Hóa 12): Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu dung dịch nước brom là SO2. Còn khí kia dẫn vào bình đựng nước vôi trong nếu thấy kết tủa làm nước vôi trong vẩn đục là CO2
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Bài 3 (trang 177 SGK Hóa 12): Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau: Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào?
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3
B. Na2CO3, Na2S
C. Na2S, Na2CO3, Na3PO4
D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3
Lời giải:
Cho dd H2SO4 lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:
• Lọ nào có khí không màu không mùi là Na2CO3
• Lọ nào có khí mùi trứng thối là Na2S.
• Lọ nào có khí không màu mùi xốc là Na2CO3
• 2 lọ còn lại không hiện tượng
Đáp án A.