Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và nội dung về Bảng vần trong tiếng việt mà bạn đang tìm kiếm do chính biên tập viên Làm Bài Tập biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy những chủ đề có liên quan khác trên trang web lambaitap.edu.vn của chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Khi dạy bé học tiếng Việt, chắc chắn các bậc phụ huynh không thể bỏ qua việc giới thiệu cho con bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần. Bảng chữ cái này sẽ giúp cho bé biết được các âm ghép, từ ghép chuẩn xác nhất, từ đó có thể đọc, viết tiếng Việt chuẩn. Vậy bảng chữ cái ghép vần này cụ thể như thế nào? Sau đây sẽ là những thông tin chia sẻ chi tiết cho tất cả mọi người tham khảo.
Bảng chữ cái tiếng việt ghép vần là gì?
Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần về cơ bản cũng tương tự như bảng chữ cái tiếng Việt thông thường. Tuy nhiên, trên bảng chữ cái sẽ không có sự xuất hiện của những nguyên âm, phụ âm đơn mà ở đây có sự xuất hiện chủ yếu của các vần ghép trong tiếng Việt và âm ghép trong tiếng Việt. Ví dụ như ai, ơi, ôi, ưc, uc, uynh, uych, em, ap, et, ot, ơn,…
Bảng chữ cái tiếng việt có âm ghép giúp bé tránh được sự nhầm lẫn rất hiệu quả.
Hướng dẫn cách học bảng chữ cái tiếng Việt âm ghép dễ hiểu
Để giúp cho bé có thể học bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần hiệu quả, bố mẹ nên hướng dẫn con từng bước cụ thể. Những giai đoạn để bé học bảng chữ cái ghép vần tốt nhất là:
Giai đoạn 1: Làm quen với bảng chữ cái ghép vần
Xem thêm: Top 15 cả trong mơ còn thức
Muốn cho bé học được bảng chữ cái ghép vần, trước hết bố mẹ cần cho con làm quen với bảng chữ cái này. Các bậc phụ huynh cho con làm quen với bảng chữ cái càng sớm càng tốt. Và đặc biệt là bố mẹ nên chọn những bảng chữ cái có màu sắc sặc sỡ giúp bé luôn cảm thấy thích thú, từ đó việc học chữ ghép trong tiếng Việt cũng dễ dàng hơn.
Giai đoạn 2: Học 11 phụ âm ghép trong tiếng Việt
Sau khi bé đã làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần thì bố mẹ nên dạy bé học 11 phụ âm ghép tiếng Việt. Đó là ch, gh, ph, th, nh, ng, tr, qu, ngh, kh, gi. Khi học về 11 âm ghép này, các bậc phụ huynh nên lấy ví dụ để con có thể nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn. Ví dụ: thong thả (th), nhanh nhẹn (nh), khập khiễng (kh), chắc chắn (ch),…
Giai đoạn 3: Dạy bé các nguyên âm, phụ âm đơn
Sau khi dạy bé học về các phụ âm ghép, bố mẹ cần quay trở lại cho con ôn tập về các nguyên âm đơn, phụ âm đơn trong bảng chữ cái. Đó là 12 nguyên âm đơn và 17 phụ âm đơn. Tiếp theo, các bậc phụ huynh sẽ dạy cho con về vần. Trong tiếng Việt hiện nay có đến 200 vần và được chia thành nhiều loại như:
- Vần đơn chỉ có 1 nguyên âm và thanh điệu như a, e, o, u, ư, ê,…
- Vần ghép có nhiều nguyên âm và thanh điệu như oai, ôi, ương,…
- Vần trơn có nguyên âm ở cuối như ai, êu, ươi, ôi,…
- Vần cản có phụ âm ở cuối như anh, an, am, ap, at,…
Giai đoạn 4: Dạy bé cách ghép vần trong bảng chữ cái tiếng việt âm ghép
Đây là giai đoạn khá khó nên bố mẹ cần kiên trì với con.
- Ban đầu, bạn chỉ nên dạy bé cách ghép vần đơn giản với các từ đơn có 1 nguyên âm và 1 vần đơn.
- Sau đó bố mẹ có thể nâng dần mức độ với những âm vần khó hơn như phụ âm ghép với 1 vần đơn.
- Tiếp theo các bậc phụ huynh có thể dạy bé cách phát âm với bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần khó hơn như phụ âm ghép kết hợp với vần ghép đơn giản. Ở mức độ này, bố mẹ chỉ nên chọn vần ghép từ 2 chữ như ai, ơi, em,…
- Cuối cùng, ở mức độ này thì bố mẹ sẽ dạy con ghép vần với những từ dài và khó.
Kinh nghiệm học bảng chữ cái tiếng việt có âm ghép hiệu quả
Xem thêm: Top 9 từ vựng unit 11 lớp 10 đầy đủ nhất
Rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay chia sẻ rằng, bố mẹ gặp khá nhiều khó khăn trong việc dạy con học bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần. Lý do là bởi việc ghép vần khó hơn việc đọc bảng chữ cái thông thường. Chính vì vậy khi dạy bé, bố mẹ cần có những kinh nghiệm như:
Tạo hứng thú cho bé khi học bảng chữ cái tiếng việt từ ghép
Muốn bé học bảng chữ cái ghép vần hiệu quả thì bí quyết đầu tiên dành cho các bậc phụ huynh là phải tạo được hứng thú cho bé trong quá trình học. Trong đó, bố mẹ không nên ép bé học hoài, học suốt. Thay vào đó, các bậc phụ huynh chỉ nên dạy bé 15 phút mỗi ngày với việc học ghép vần và áp dụng nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”.
Luôn có ví dụ sinh động
Ngoài ra, bí quyết tiếp theo để giúp bé học bảng chữ cái hiệu quả chính là các bậc phụ huynh cần phải có ví dụ sinh động. Bởi tâm lý của trẻ luôn thích những điều mới mẻ, thú vị. Chính vì thế khi học bố mẹ cần lấy các ví dụ để khiến con luôn cảm thấy hứng thú với bài học.
Kết hợp dạy đọc và viết bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần
Muốn bé học bảng chữ cái ghép vần hiệu quả, bố mẹ cần phải kết hợp giữa việc dạy bé đọc và viết cùng lúc. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của trí não. Và khi bé viết chính là một lần giúp bé nhớ thêm kiến thức. Từ đó sẽ giúp con nhớ vần ghép lâu hơn, hiệu quả hơn.
Sử dụng sản phẩm học tiếng Việt của Vmonkey
Xem thêm: Top 9 công dân 12 bài 6 chính xác nhất
Một kinh nghiệm mà rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã áp dụng để dạy con học bảng tiếng Việt ghép vần chuẩn chính là sử dụng sản phẩm của Vmonkey.
Vmonkey thiết kế các bài học ghép vần rất khoa học và bài bản. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh khi áp dụng giáo trình này dạy bé sẽ dễ hiểu hơn và nhanh tiếp thu kiến thức, nhớ mặt chữ hơn. Các bài học của Vmonkey thiết kế theo chương trình giáo dục phổ thông chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục.
Đặc biệt là khi học tiếng Việt ghép vần với sản phẩm của Vmonkey, các bé đều sẽ rất thích thú. Lý do là bởi các bài học của Vmonkey mang đến rất tự nhiên, được lồng ghép trong những câu chuyện, những bài hát và những trò chơi. Vì thế các bé không hề bị áp lực học tập. Vmonkey luôn tạo tâm lý thoải mái nhất cho các con trong quá trình học tập. Ba mẹ có thể tải và cho con trải nghiệm ứng dụng miễn phí NGAY TẠI ĐÂY.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần. Hy vọng từ những chia sẻ này các bậc phụ huynh sẽ biết cách dạy con học sao cho hiệu quả nhất.