Trang chủ » Giải bài tập Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Giải bài tập Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)

Bài 1: 
 
Đề bài: Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.
 
Lời giải chi tiết
 
HS có thể tự sưu tầm tranh ảnh về tập tính động vật.
 
Định hướng sưu tầm: theo hai hướng.
 
   + Hướng 1: (Phân loại tập tính) tập tính là bẩm sinh hay học được hay cả hai.
 
   + Hướng 2: Phân chia thành các nhóm tập tính:
 
     – Tập tính chăm sóc con non
 
     – Tập tính bảo vệ lãnh thổ
 
     – Tập tính kiếm ăn: thời gian kiếm ăn, cách kiếm ăn (đuổi bắt, ngụy trang- rình mồi, ăn xác chết,…)
 
     – Tập tính sinh sản: mùa sinh sản, xây tổ, đánh nhau tranh giành bạn tình, giao hoan,…
 
     – Tập tính di cư
 
Một số hình ảnh minh họa tập tính ở động vật 
 
 
 
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
 
Lời giải chi tiết
 
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.
 
Ý nghĩa : đảm bảo sự phân bố hợp lí của cá thể để tồn tại.
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
 
Lời giải chi tiết
 
* Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình (bờ biển và các dãy núi).
 
 * Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Đặc tính nào là quan trọnq nhất để nhận biết con đầu đàn?
 
a.   Tính hung dữ.                        c. Tính lãnh thổ.
 
b.   Tính thân thiện.                     d. Tính quen nhờn.
 
Lời giải chi tiết
 
Đặc tính quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn là tính hung dữ 
 
Đáp án  a đúng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top