Trang chủ » Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Bài 73 trang 77 SBT Toán 6 Tập 1: Tính:

a. 5 – 8

b. 4 – (-3)

c. (-6) -7

d. (-9) – (-8)

Lời giải:

a. 5 – 8 = 5 + (-8) = -3

b. 4 – (-3) = 4 + 3 = 7

c. (-6) -7 = (-6) + (-7) = -13

d. (-9) –(-8) = (-9) + 8 = -1

Bài 74 trang 77 SBT Toán 6 Tập 1: Tính:
 

a. 0 – (-9) = ?

b. (-8) – 0 =?

c. (-7) –(-7) = ?

Lời giải:

a. 0 – (-9) = 0 + 9 = 9

b. (-8) – 0 = (-8) + 0= -8

c. (-7) –(-7) = (-7) + 7 = 0

Bài 75 trang 77 SBT Toán 6 Tập 1: Điền số thích hợp vào ô trống:

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Lời giải:

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Bài 76 trang 78 SBT Toán 6 Tập 1: đố : dùng các số 3,7 và dấu các phép toán “+” , “-“ điền vào ô trống trong bảnh dưới đây để được bảng tính đúng. ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần.

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Lời giải:

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Bài 77 trang 78 SBT Toán 6 Tập 1: Biểu diễn các hiệu sau thành dạng tổng

a. (-28) –(-32)

b. 50 – (-21)

c. (-45) – 30

d. x – 80

e. 7 – a

f. (-25) – (-a)

Lời giải:

a. (-28) –(-32) = (-28) + 32

b. 50 – (-21) = 50 + 21

c. (-45) – 30 = (-45) + (-30)

d. x – 80 = x + (-80)

e. 7 – a = 7 + (-a)

f. (-25) –(-a) = (-25) + a

 
Bài 78 trang 78 SBT Toán 6 Tập 1: Tính: a. 10 – (-3)

b. 12 – (-14)

c. (-21) – (-19)

d. (-18) -28

e. 13 – 20

f. 9 – (-9)

Lời giải:

a. 10 – (-3) = 10 + 3 = 13

b. 12 – (-14) = 12 + 14 = 26

c. (-21) – (-19) = (-21) + 19 = -2

d. (-18) -28 = (-18) + (-28) = -46

e. 13 – 20 = 13 + (-20) = -7

f. 9 – (-9) = 9 + 9 =18

Bài 79 trang 78 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số ( a, b ∈ Z) nếu:

a. a = 2; b = 8

b. a = -3, b = -5

c. a = -1. b = 6

d. a = 5, b = -2

Lời giải:

a. a = 2; b = 8: khoảng cách là 8 – 2 = 6

b. a = -3, b = -5. Khoảng cách là (-3) – (-5) = (-3) + 5 = 2

c. a = -1, b = 6. Khoảng cách là 6 – (-1) = 6 + 1 = 7

d. a = 5; b = -2 . khoảng cách là 5 – (-2) = 5 + 2 = 7

Bài 80 trang 78 SBT Toán 6 Tập 1: đố vui: Trong các dãy số tự nhiên từ 1 đến 9 hoặc ngược lại từ 9 đến 1, ta có thể điền xen vào các dấu “+” hoặc “-“ để được tổng là 100 hoặc -100. Chẳng hạn:

a. -1 -23 + 4 -56 -7 -8 -9 = -100

b. 98 – 7 + 6 + 5 -4 + 3 -2 + 1 =100

Hãy tìm thêm các tổng khác tương tự

Lời giải:

a. -1 -2 -34 + 5 -67 + 8 -9 = -100

b. -9 + 8 + 7 + 65 -4 + 32 + 1 =100

c. 9 + 8 -76 + 5 -43 -2 -1 = -100

Bài 81 trang 79 SBT Toán 6 Tập 1: Tính:

a. 8 – (3 -7)

b. (-5) –(-9 -12 )

Lời giải:

a. 8 – (3 -7) = 8 – [3 + (-7)] = 8 – ( -4) = 8 + 4 =12

b. (-5) –(9- 12) = (-5) – [9 + (-12)] = (-5) – (-3) = (-5) + 3 = -2

Bài 82 trang 79 SBT Toán 6 Tập 1: Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi tính kết quả:

a. 7 – (-9) – 3

b. (-3) + 8 -11

Lời giải:

a. 7 – (-9) -3 = 7 + 9 -3 = 16 + (-3) = 13

b. (-3) + 8 -11 = (-3) + 8 + (-11) = 5 + (-11) =-6

Bài 83 trang 79 SBT Toán 6 Tập 1: Điền số thích hợp vào ô trống

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Lời giải:

Giải bài tập SBT toán lớp 6 (Tập 1). Bài 7: Phép trừ số nguyên

Bài 84 trang 79 SBT Toán 6 Tập 1: Tìm số nguyên x, biết:

a. 3 + x = 7

b. X + 5 = 0

c. X + 9 = 2

Lời giải:

a. 3 + x = 7 ⇒ x = 7 -3 = 4

b. X + 5 =0 ⇒ x = 0 -5 = -5

c. X + 9 =2 ⇒ x = 2 -9 = -7

Bài 85 trang 79 SBT Toán 6 Tập 1: Toán vui: ba bạn Thành, Chánh, Tín tranh luận với nhau: Thành bảo có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ; Chánh bảo rằng không thể tìm được; Tín bảo rằng không chỉ tìm được hai số nguyên như vậy mà còn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trù nhưng nhỏ hơn số trừ.Bạn đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao? Cho ví dụ?

Lời giải:

Đồng ý với ý kiến của Tín vì hiệu của hai số nguyên âm sẽ cho một số có thể lớn hơn cả số trừ và số bị trừ và số trừ lớn hơn số bị trừ mà bé hơn số trừ.

Ví dụ: (-2) – (-5) = (-2) + 5 = 3

Ta có: 3 > -2 và 3 > -5

Hoặc (-8) – (-3) = (-8) + 3 = -5

Ta có: -5 > -8 và -5 < 3

Bài 86 trang 80 SBT Toán 6 Tập 1: Cho x = -98, a = 61, m = -25

Tính giá trị các biểu thức sau:

a. X + 8 – x – 22

b. a – m + 7 – 8 + m

c. m – 24 – x + 24 + x

Lời giải:

a. Thay x = -98 vào biểu thức x + 8 – x – 22 ta có:

(-98) + 8 – (-98) -22 = (-98) + 8 + 98 + (-22)

= [(-98) + 98] + [8 + (-22)] = 0 + (-14) =-14

b. Thay x = -98, a = 61 vào biểu thức ta được:

-(-98) – 61 + 12 + 61 = (98 + 12) + [(-61) + 61] = 110 + 0 =110

c. Thay a = 61 , m = -25 vào biểu thức ta có:

61 – (-25) + 7 – 8 + (-25) = 61 + 25 + 7 – 8 + (-25)

= [(61+7 ) – 8] + [25 + (-25)] = 68 – 8 + 0 = 60

d. Thay m = -25, x = -98 vào biểu thức ta có:

(-25) – 24 – (-98) + 24 + (-98) = (-25) + (-24) + 98 + 24 + (-98)

= (-25) + [(-24) + 24] + [(-98) + 98] = (-25) + 0 + 0 = -25

Bài 87 trang 80 SBT Toán 6 Tập 1: Có thể kết luận gì về dấu của số nguyên x ≠0, nếu biết:

a. x + |x| = 0?

b. X – |x| =0 ?

Lời giải:

Vì x ∈ Z và x ≠ 0 nên:

a. x + |x| = 0 ⇒ |x| = -x. Vậy x là số nguyên âm

b. x – |x| = 0 ⇒ |x| = x. Vậy x là một số nguyên dương

Bài 88 trang 80 SBT Toán 6 Tập 1: ông Năm nợ 150 nghìn đồng và hôm nay ông Năm đã trả được (giảm nợ được) 100 nghìn đồng. Hỏi ông năm còn nợ bao nhiêu tiền? Hãy viết phép tính và tìm kết quả.

Lời giải:

Ông Năm nợ 150 nghìn đồng tức là ông Năm có -150 nghìn đồng. Ông Năm đã trả được 100 nghìn đồng nghĩa là:

(-150) – (-100) = (-150) + 100 = -50 nghìn đồng

Vậy ông Năm còn nợ 50 nghìn đồng.

 
 
 
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top