Trang chủ » Giải bài tập SGK vật lý lớp 11. Bài 7. Dòng điện không đổi, nguồn điện

Giải bài tập SGK vật lý lớp 11. Bài 7. Dòng điện không đổi, nguồn điện

Câu 1. Khi dòng điện chạy qua vật dần thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?

Trả lời: Khi dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường: Các hạt mang điện tích dương chuyển động theo chiều điện trường, còn các hạt mang điện tích âm chuyến động ngược chiều điện trường.

Câu 2. Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn?

Trả lời: Để nhận biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn hay không, cách đơn giản nhất là dùng ampe kế nhạy đế đo dòng điện. Một cách khác là sử dụng từ của dòng điện: Đặt một kim nam châm (có thể quay tự do trên một mũi nhọn) gần vật dẫn, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng bắc – nam thì trong dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 3. Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?

Trả lời: Cường đô dòng điện được xác đinh bằng công thức: I = Δq/Δt với Aq điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian At. Đôi với dòng điện không đổi thì I = q/t

Câu 4. Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?

Trả lời: Các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó vì bên trong nguồn điện, các hạt tải điện dương chuyến động từ nơi có hiệu điện thế thấp (cực âm) đến nơi có hiệu điện thế cao (cực dương) ngược với chiều của lực điện trường giữa hai cực. Sự chuyển động này được thực hiện dưới tác dụng của lực lạ (không phải lực điện trường).

Câu 5. Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?

Trả lời:

  • Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện là suất điện động của nguồn điện.
  • Suất điện động ξ của một nguồn điện được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó: ξ = A/q

Câu 6. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Lực kế.                     B. Công tơ điện.
C. Nhiệt kế.                    D. Ampe kế.

Trả lời: Chọn D.

Câu 7. Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?

A. niutơn (N).                 B. ampe (A).
C. jun (J).                    D. oat (W).

Trả lời: Chọn B.

Câu 8. Chọn câu đúng. Pin điện hóa có:

A. Hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
B. Hai cực là hai vật dẫn khác chất.
C. Một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.
D. Hai cực đều là vật cách điện.

Trả lời: Chọn B.

Câu 9. Hai cực của pin điện hóa được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch muối.          B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch bazơ.          D. Một trong các dung dịch kể trên.

Trả lời: Chọn D.

Câu 10. Trong các pin điện hóa, có sự chuyển hóa năng lượng nào sau đây thành điện năng?

A. Nhiệt năng.        B. Thế năng       C. Hóa năng.       D. Cơ năng.

Trả lời: Chọn C.

Câu 11. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?

A. Culông    B. Vôn (V)        C. Hec (Hz)       D. Ampe (A).

Trả lời: Chọn B.

Câu 12. Tại sao có thể nói acquy là một pin điện hóa? Acquy hoạt động như thế nào để có thể sử dụng được nhiều lần?

Trả lời:

  • Có thể nói acquy là một pin điện hóa vì về nguyên tắc cấu tạo, acquy cũng có hai cực có bản chất hóa học khác nhau được ngâm trong chất điện phân.
  • Hoạt động của acquy: Acquy là một nguồn điện hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch; nó tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp), để rồi giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phát điện). Chính vì vậy mà ta thể sử dụng acquy nhiều lần băng cách nạp điện cho nó mỗi khi "hết điện".

Câu 13. Một điện lượng 6,0mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Trả lời: Ta có cường độ dòng điện: I = Δq/Δt = 6.10-3/2 = 0,003A = 3(mA)

Câu 14. Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,50s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh.

Trả lời: Điện lượng dịch chuyển: q = I.t = 6.0,5 = 3C

Câu 15. Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.

Trả lời: Công của lực lạ khi đó là: A = ξq = 3J

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top