Câu 1.
– Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo
+ Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi.
– Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:
+ Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.
+ Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, Cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.
+ Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí.
Câu 3:
* Khi bị thị Nở dứt tình thì tâm trạng của Chí có nhiều thay đổi: Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng.
+ Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.
+ Nhưng ai cho Chí lương thiện.
+ Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.
+ Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phủ phàng cự tuyệt chí.
+ Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
* Những hành động bất ngời của Chí:
– Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra.
– hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình
– Hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình, để đòi làm người lương thiện.
Câu 4:
Nhân vật điển hình : cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ. Tiêu biểu : Chí Phèo, Bá Kiến.
– Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ.
– Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng Chí, Chí vác dao đến nhà Thị Nở nhưng cuối cùng đứng trước ngõ nhà Bá Kiến)
– Hành động theo ý nhân vật chứ không theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Chí Phèo đi giết Bá Kiến => lôgic phát triển hợp lý.
Câu 5:
Nghệ thuật kể chuyện
– Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.
– Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, Nam Cao như nhập vai nhân
– Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.
– Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.
Câu 6:
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc
– Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình, nhân tính của người dân lương thiện.
– Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng họ biến thành quỷ dữ.
Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ.
Luyện tập:
Câu 1:
Nam Cao đã gửi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Đó là những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương.
Câu 2:
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được coi làm một kiệt tác của nền văn chương hiện đại.
– Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
– Nhà văn kết án đanh thép xã hội tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.
– Nghệ thuật:
+ Xây dựng thành công những nhân vật điển hình
+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, chặt chẽ
+ Ngôn ngữ đặc sắc, diễn tả tâm lí nhân vật một cách khéo léo, sâu sắc.