Bài tập 1:
a.
– “Nụ tầm xuân1”: bổ ngữ cho động từ “hái”.
– “Nụ tầm xuân2”: là chủ ngữ của hoạ động “nở”.
b.
– “Bến1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “nhớ”.
– “Bến2”: là chủ ngữ của động từ “đợi”
c.
– “Trẻ1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “yêu”.
– “Trẻ2”: là chủ ngữ của động từ “đến”
d.
– Già 1: phụ ngữ chi đối tượng, bổ ngữ của tính từ “ kính”.
– Già2: chủ ngữ của động từ “ để”.
– Bống1, bống2, bống3, bống4¬: phụ ngữ chi đối tượng, là bổ ngữ nên đều đứngsau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm (không có hư từ hoặc có hư từ cho.)
– Bống5, bống6: là chủ ngữ, đứng trước các động từ
=>Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi
– Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Bài tập 2:
VD:
Tiếng Anh: I go to school with my friend.
Tiếng Việt: Tôi đi học cùng với bạn của tôi.
– Tiếng Anh: I (chủ ngữ), my ( Bổ ngữ).
-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.
– Tiếng Việt: Tôi1 ( chủ ngữ), Tôi2 ( bổ ngữ).
-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau
– Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau =>Loại hình ngôn ngữ đơn lập.
– Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.=>Loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Bài tập 3
Các hư từ và ý nghĩa của nó:
– Đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ (việc đã làm), trước một thời điểm nào đó.
– Các: chỉ số nhiều (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).
– Để: chỉ mục đích.
– Lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).
– Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).
=>Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh.