Đề 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)
a) Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả và đoạn trích.
– Đưa ra nhận xét chung về giá trị hiện thực của đoạn trích
b) Thân bài
– Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chú.
+ Cung cách sinh hoạt quyền quý đầy kiểu cách ở phủ chúa
+ Bức chân dung Trịnh Cán: vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…); người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa.
=> Bức tranh nơi phủ chúa: xa hoa lộng lẫy nhưng thiếu sinh khí
– Tâm trạng, suy nghĩ của tác giả khi vào phủ chữa bệnh cho Thế tử
– Thái độ và dự cảm của tác giả:
+ thái độ coi thường danh lợi
+ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả
+ đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.
c) Kết bài:
– khẳng định lại giá trị hiện thực mà tác giả nói lên trong đoạn trích.
– ý kiến cá nhân
Đề 2: Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
1. Mở bài:
– Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
– Tiêu biểu nhất qua các bài thơ: Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương
2. Thân bài
* Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương nói chung
– đây là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam
– Hoàn cảnh sáng tác các bài thơ này
– khái quát nội dung của từng bài
* Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:
– Những phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:
+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương: hình ảnh người phụ nữ đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” và luôn giữ “tấm lòng son”; nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.
+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.
– Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
+ “Bánh trôi nước”: thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ, không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, cuộc sống của mình
=>Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.
+ “Thương vợ” là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.
+ Bài “Tự tình II” là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình, những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
=> Những người phụ xưa đều chịu nhiều thiệt thòi, đắng cay và sự cam chịu
=> Họ đại diện cho vẻ đẹp cho nhân cách, tâm hồn của những người phụ nữ Việt Nam xưa.
3. Kết bài:
– Tổng kết chung nhất về những người phụ nữ qua các tác phẩm đó
– Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (hoặc “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ).
1. Mở bài:
– giới thiệu tác giả, tác phẩm
– khái quan nhân cách nhà nho chân chính
2. Thân bài:
– Tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.
– Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ:
+ nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ.
+ Phân tích hình ảnh người đi trên bãi cát: Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc; Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển; Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi; Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân.
=> + Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô-gíc.
+ Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.
– Thực tế: những trăn trở của người đi trên cát: hiện tâm trạng băn khoăn, dây dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại?; “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân → phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.
=> Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.
– Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong:
+ Nguyễn Công Trứ phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.
+ Khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). => Phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng và tận tâm với sự nghiệp. Không hề luồn cúi để vinh thân phì gia.
+ Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. => Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước
c) Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.