1. Câu 1 trang 120 SGK
a) Giao tiếp là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên xã hội loài người. Muốn giao tiếp được, những người trong cùng một dân tộc cũng như trong các dân tộc khác nhau phải có một phương tiện chung là ngôn ngữ. Phương tiện này giúp cho các cá nhân nói lên những điều mà mình muốn bày tỏ, đổng thời cũng giúp họ lĩnh hội được những lời nói của người khác. Tuy nhiên cái phương tiện ngôn ngữ mà mỗi chúng ta đang sử dụng để bày tỏ hay để lĩnh hội lời người khác ấy không phải là sở hữu riêng của mỗi cá nhân. Nó là tài sản chung của xã hội.
Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau:
– Trong ngôn ngữ, có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng như: Các âm và các thanh (các phụ âm, nguyên âm, thanh điệu,…); các tiếng – tức các âm tiết do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định; các từ và các ngữ cố định (thành ngữ và quán ngữ).
– Ngoài những yếu tố chung như trên còn có các quy tắc chung, các phương thức chung. Các quy tắc và phương thức này được hình thành dần trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ và cần được các cá nhân tiếp nhận và tuân theo nếu muốn cho sự giao tiếp với cộng đồng đạt được hiệu quả như mong muốn. Một số quy tắc và phương thức quan trọng của ngôn ngữ như: quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản; phương thức chuyển đổi về nghĩa, phương thức sử dụng câu theo lối trực tiếp và gián tiếp; các phương thức ẩn dụ,…
b) Còn lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, vì:
Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ncôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng như cầu giao tiếp. Lời nói (gồm lời nói miệng và ván viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra bởi các phương thức và những quy tắc chung, lại vừa có những sắc thái riêng mang dấu ấn và những đóng góp cá nhân.
Cái riêng trong lời nói của cá nhân thường được biểu hiện trước hết qua vẻ riêng trong mỗi giọng nói. Chính vẻ riêng này giúp ta nhận ra giọng nói của người quen ngay cả khi không trực tiếp tiếp xúc với người đó. Vẻ riêng còn thể hiện ở lớp từ mà mỗi cá nhân ưa chuộng và quen sử dụng nhất cũng như ở sự chuyển đổi sáng tạo những từ ngữ chung, quen thuộc trong lớp từ toàn dânệ Dấu ấn cá nhân trong lời nói cũng thể hiện các từ mới mà cá nhân đó tạo ra hoặc có công tạo ra thói quen sử dụrtg trong cộng đồng.
Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. Điều này thấy rõ ở các nhà văn nổi tiếng (ngôn rigữ tác phẩm của họ dẫu vẫn bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân nhưng lại mang dấu ấn cá nhân, mang tính cá thể, không lẫn với người khác).
2. Câu 2 trang 120 SGK
Mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ của Xú Xương
a) Trong bài thơ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân
– Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung, không có từ nào quá khó hiểu.
– Sử dụng các thành ngữ quen thuộc với toàn dân: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.
– Cấc quy tắc kết hợp từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ chung (ví dụ kết hợp từ trong cụm buôn bán ở mom sông = động từ + quan hệ từ + danh từ chỉ vị trí).
– Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (6 câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.
b) Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
– Việc lựa chọn từ ngữ. Ví dụ: chọn quanh năm, mà không phải suốt năm, cả năm,..:, chọn nuôi đủ (năm con với một chồng) mà không phải là nuôi cả, nuôi được,…
– Cách sắp xếp từ ngữ rất sáng tạo, ví dụ:
+ Đảo thành ngữ thân cò lặn lội thành lặn lội thân cò (động từ lên trước chủ ngữ, vì thế mà trạng thái hành động của nhân vật được nhấn mạnh hơn rất nhiều, do đó mà sắc thái biểu cảm cũng tăng lên).
+ Thành ngữ mặt nước eo sèo cũng được đảo thành eo sèo mặt nước cũng mang lại những hiệu quả tương tự như trên.
3. Câu 3 trang 120 SGK
Câu đúng chỉ nội hàm khái niệm Ngữ cảnh là câu:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.
4. Câu 4 trang 120 SGK
a) Bối cảnh ra đời của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:
Bài văn được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 – 12 – 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày, sau đó bị phản công rồi thất bại. Nghĩa quân hi sinh 20 người. Sự hi sinh vì đại nghĩa này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.
b) Trong bài văn tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh đem lại
– Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũnq chém rớt đầu quan hai
– Kẻ đâm ngang, người chém nọược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh ; bọn hè trước. lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
– Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lệ nhỏ.
5. Câu 5 trang 120 SGK
1. Bảng thống kê những nội dung về nghĩa của câu.
6. Câu 6 trang 121 SGK
Tim hiểu hai thành phần nghĩa của câu thứ hai trong lời nói sau đây: Bác Siêu đáp vẩn vơ:
– Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
(Thạch Lam – Hai đứa trẻ)
Gợi ý: Trong lời của bác Siêu, ở câu thứ hai có hai thành phần nghĩa.
– Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện (họ không phải đi gọi).
– Nghĩa tình thái biểu hiện ở hai từ: từ đâu thể hiện ý phân trần, bác bỏ ý nghĩ (mong muốn) của chị thằng Tí rằng họ sẽ ở trong huyện ra. Còn từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn về sự việc (tương đương với có lê).
7. Câu 7 trang 121 SGK
Ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm của loại hình tiếng Việt
8. Câu 8 trang 121 SGK
Bảng đối chiếu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận: