Trang chủ » Soạn bài Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát

Soạn bài Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát

1.    Tâm trạng của người đi đường
 
–    Bãi cát được điệp lại hai lần thể hiện sự nối tiếp giữa các bãi cát với nhau tạo thành một miền cát trắng mênh mông rợn ngợp. Bãi cát kia có để biểu tượng cho con đường đi thi của nhà thơ vô cùng gian nan
–    Dài quá cho nên bước lên một bước -> đây là trải nghiệm thú vị của nhà thơ
–    Mặt trời đã lặn nhưng người đi trên bãi cát vẫn phải đi không được nghỉ -> hành trình đi trên bãi cát còn dài còn xa mới đến đích
–    Người khách đi bộ nước mắt tuôn rơi -> tâm trạng đau khổ nản lòng và mệt mỏi
->    Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của người đi đường là tâm trạng mệt mỏi và chán nản. Bởi con đường bãi cát ấy đã đi không biết bao nhiêu lần, càng đi càng thấy rộng không xác định được phương hướng rằng sẽ đến đích khi nào
 
2.    Thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ
 
–    Bãi cát mênh mông ấy khiến cho nhà thơ có một ước ao là học được tiên ông phép ngủ. Tuy nhiên ước thì chỉ là ước và điều đó không thể thành sự thật
–    Chính điều ấy làm cho nhà thơ cảm thấy giận không nguôi khi phải trèo đèo lội suối gian nan như thế này
–    Bốn câu thơ sau thể hiện sự chiêm nghiệm cuộc sống thực tế đồng thời qua đó nhà thơ thể hiện tâm trạng của mình:
•    Cuộc sống thực tế ấy là: phường danh lợi là lúc nào cũng phải buôn tẩu trên đường đời. Nó là chặng đường rất khó đi mà chưa chắc đã thành công vậy mà vẫn bao nhiêu người bon chen vào giống như quán rượu say hết cả tỉnh được bao người. và đến như nhà thơ nhận ra được điều đó nhưng vì xã hội quy định phải học hành như thế thì mới có thể sống tốt nên nhà thơ cũng vấn phải bon chen đi thi
•    Tâm trạng của nhà thơ: chua xót nhận ra tiêu cực ấy nhưng bản thân vẫn phải bước tiếp đi thi chứ không thể nào dừng lại
 
3.    Khúc ca bước đường cùng và sự phẫn nộ của người đi đường
 
–    Điệp từ bãi cát lại vang lên nhấn mạnh vào sự khó khăn mênh mông của bãi cát. Trước sự mênh mông ấy nhà thơ đã ngao ngán lắm rồi
–    Đường phía trước là đường phẳng nhưng còn mờ mịt lắm, đường nguy hiểm giăng đầy
–    Chính vì thế mà không biết bước tiếp hay dừng lại nhà thơ thấy bước đường cùng hết lối đi -> rơi vào bế tắc
–    Phía bắc núi muôn lớp, phía nam sóng muôn đợi
–    Nhà thơ đặt lên một câu hỏi ở cuối bài không có câu trả lời “Sao anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”. Câu hỏi ấy thể hiện sự bế tắc cùng đường

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top