Trang chủ » Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh

Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh

Câu 1:
 
* Bố cục:
 
   Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
 
– Đoạn 1 ( từ đầu …thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi ): tác giả khẳng định ở nước ta chưa hề có luân lí xã hội theo nghĩa đích thực, đúng đắn của nó.
 
– Đoạn 2 ( tiếp theo…Việt Nam ta không có cũng vì thế ): tác giả bàn luận về luân lí xã hội trên cơ sở so sánh xã hội Pháp và xã hội nước ta.
 
– Đoạn 3 (còn lại ): Giải pháp
 
* Chủ đề tư tưởng của đoạn trích:
 
– Đoạn trích thể hiện tâm huyết và dũng khí của một người quan tâm đến vận mệnh đất nước. Đồng thời, tác giả cũng đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ để hướng tới một ngày mai tươi sáng của đất nước.
 
Câu 2:
 
Phần 1: Để tránh sự hiểu lầm về khái niệm “luân lí xã hội”, tác giả đã đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: “xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”
 
 Câu 3:
 
   Tác giả đã so sánh luân lí xã hội giữa châu Âu, bên Pháp với nước ta:
 
+ Bên châu Âu, bên Pháp đã có nền luân lí xã hội:
 
– Bên châu Âu, cái XHCN rất thịnh hành và đã được phát triển rộng rãi.
 
– Bên Pháp, mỗi khi một người hay một hội nào bị đè nén quyền lợi riêng, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng được đến công bằng mới nghe.
 
+ Bên mình chưa có nền luân lí xã hội:
 
– Dân chưa biết, chưa hiểu thế nào là luân lí xã hội. Họ điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt)
 
– Dẫn chứng: người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, không hề có sự quan tâm đến người khác, đồng loại
 
– Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chỉ kém.
 
Câu 4:
 
Ở đoạn cuối của phần 2, tác giả đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích mà không chút kiêng dè, né tránh.
 
+ Bọn học trò trong nước ham quyền lợi, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh bợ, chỉ biết có vua mà không biết có dân.
 
+ Chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và lạc hậu. Nạn tham nhũng hoành hành, không ai bình phẩm, không ai chê bai. Quan lại thời xưa và nay là lũ ăn cướp có giấy phép.
 
+ Xu thế của xã hội cũng bén mùi làm quan, chạy theo chức tước và danh lợi để được ngồi trước, ăn trước, hống hách với mọi người.
 
Câu 5:
 
Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích:
 
– Yếu tố nghị luận:
 
+ Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc;
 
+ Chứng cứ cụ thể, xác thực;
 
+ Giọng văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, hùng hồn, lúc nhẹ nhàng.
 
+ Dùng từ, đặt câu chính xác đạt hiệu quả nhận thức cao.
 
– Yếu tố biểu cảm: Sử dụng câu cảm thán; câu mở rộng thành phần, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von…
 
+ Cụm từ thể hiện tình đồng chí, đồng bào sâu nặng: người nước ta, người mình…
 
+ Lời văn nhẹ nhàng, từ tốn:
 
=> lập luận có sức thuyết phục, tác động mạnh cả nhận thức và tình cảm của người nghe, người đọc.
 
Luyện tập
 
Bài tập 1:
 
– Tác giả vừa đau xót vừa mỉa mai, vừa cảm thông với nỗi thống khổ của dân vừa châm biếm bọn quan lại phong kiến và chính quyền thực dân chỉ là bọn sâu mọt hại dân, hại nước.
 
– Ông là nhà yêu nước và cách mạng lớn của lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX với chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.
 
Bài tập 2:
 
Phan Châu Trinh thuộc ít nhiều những nhà cách mạnh nhìn ra chỗ yếu cốt lõi của nước ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông muốn giải quyết trước hết vấn đề dân trí, vấn đề ý thức dân chủ của người dân, xem đó là chuyện hệ trọng bậc nhất cần làm để hướng tới mục tiêu giành độc lập, tự do.
 
Bài tập 3:
 
Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự:
 
– Tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ
 
– Nó cảnh báo nguy cơ tiêu vong những mối quan hệ tốt đẹp nếu còn những kẻ ích kỉ, ham quyền tước…
 
– Nó khơi dậy niềm âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top