Trang chủ » Trả lời câu hỏi Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 1: 
 
Đề bài: Trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
 
Lời giải chi tiết
 
Chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) trải qua 3 giai đoạn phát triển:
 
* Giai đoạn 1918 – 1923:
 
– Trât tự thế giới mới được thiết lập. Các nước tư bản tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
 
–  Diễn ra cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản. Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định với sự ra đời của các Đảng cộng sản và hoạt động mạnh mẽ của Quốc tế Cộng sản.
 
* Giai đoạn 1924 – 1929:
 
– Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.
 
– Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.
 
* Giai đoạn 1929 – 1939:
 
– Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.
 
– Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập (khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản và khối Anh, Pháp, Mĩ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939.
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Nêu những hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đối với các nước tư bản.
 
Lời giải chi tiết
 
Hậu quả về chính trị, xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:
 
– Gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội.
 
– Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước.
 
– Đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
 
– Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh thế giới.
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?
 
Lời giải chi tiết
 
– Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra mạnh mẽ, ngay từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.
 
– Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và các Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh lan rộng ở nhiều nước.
 
– Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha và nhiều nước khác được thành lập.
 
– Tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu, bảo vệ được nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
 
– Tháng 2-1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử. Tuy nhiên, thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu được sự giúp đỡ của các nước Đức, I-ta-li-a đã gây nội chiến. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top