Trang chủ » Trả lời câu hỏi Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Bài 1: 
 
Đề bài: Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.
 
Lời giải chi tiết
 
 *Bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939
 
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Hãy nhận xét về giai cấp lãnh đạo và con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939.
 
Lời giải chi tiết
 
– Lãnh đạo: Đảng Quốc đại – chính đảng của giai cấp tư sản.
 
– Đường lối đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.
 
⟹ Nhận xét:
 
– Giai cấp tư sản Ấn Độ đã lớn mạnh, đảm nhiệm vai trò là giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng.
 
– Đường lối đấu tranh phù hợp với tình hình Ấn Độ là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng ôn hòa.
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Tìm hiểu những nét lớn về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M. Gan-đi.
 
Lời giải chi tiết
 
* Mao Trạch Đông (1893 – 1976):
 
– Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hồ Nam, là người sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác.
 
– Năm 1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lí trường chinh. Năm 1935, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
 
– Ngày 1-10-1949, ông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông đã liên tiếp giữ vị trí là người đứng đầu nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm.
 
– Trong quá trình lãnh đạo, Đảng và nhà nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông đã có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
 
– Năm 1976, ông qua đời.
 
* M. Gan-đi (1869 – 1948):
 
– Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, tốt nghiệp ngành luật ở Anh đã từng làm cố vấn luật cho một công ti ở Nam Phi và tham gia vào hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.
 
– Năm 1915, ông về nước vận động phong trào đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập (1947), ông đã ra sức hoạt động để ngăn chặn chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa người Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
 
– Ngày 30-1-1948, Gan-đi bị một phần tử phản động ám sát.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top