Trang chủ » Trả lời câu hỏi Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Bài 1: 
 
Đề bài: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
 
Lời giải chi tiết
 
Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
 
– Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc:
 
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học,…
 
+ Một số chính đảng tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội như: Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai,…
 
– Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành:
 
+ Một số Đảng Cộng sản được thành lập như: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920); Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin (1930).
 
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 -1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam,…
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?
 
Lời giải chi tiết
 
Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
 
* Nguyên nhân: do chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp.
 
* Diễn biến:
 
– Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra một thời kì đấu tranh mới, đưa phong trào tiếp tục phát triển.
 
– Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân tham gia chống chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và chống chiến tranh.
 
– Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
 
+ Ở Lào: cuộc khởi nghĩa ở Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901-1937); khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo (1918-1922).
 
+ Ở Cam-pu-chia: phong trào chống thuế, chống bắt phu (1925-1926); cuộc nổi dậy của nông dân ở huyện Rô-lê-phan,…
 
* Nhận xét:
 
– Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.
 
– Mang tính tự phát.
 
– Có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.
 
– Chưa giành được thắng lợi.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top