Hướng dẫn giải phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 110, 111
Câu 1. Đọc mẩu chuyện đã cho.
Câu 2. Tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong đó.
Trả lời
Các câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẩu chuyện trên là:
– Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
– Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
– Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay, cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.
Câu 3. Nhận xét về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn.
Trả lời:
a) Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hùng: Nói trống không, tỏ vẻ xấc xược, thiếu lễ độ, thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác, không biết kính trọng người lớn hơn mình.
b) Cách nêu yêu cầu, đề nghị của Hoa: lễ phép, lịch sự.
Câu 4. Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
Trả lời:
Sự lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện ở chỗ:
– Nói năng phải có lễ độ.
– Cách xưng hô với người mình yêu cầu phải phù hợp.
– Trong lời yêu cầu không thể thiếu các từ “làm ơn, giùm, giúp”
Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 111, 112
Câu 1 (trang 111 sgk Tiếng Việt 4): Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
Trả lời:
Chọn (b, c):
– Lan ơi, cho tở mượn cái bút!
– Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
Câu 2 (trang 111 sgk Tiếng Việt 4): Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?
Trả lời:
Chọn (b, c, d):
– Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?
– Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ!
– Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
Câu 3 (trang 111 sgk Tiếng Việt 4):
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ phép lịch sự.
a. – Lan ơi, cho tớ về với, – Cho đi nhờ một cái
b. – Chiều nay, chị đón em nhé! – Chiều nay chị phải đón em đấy!
c. – Đừng có mà nói như thế! – Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
d. Mở hộ cháu cái cửa! – Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
Trả lời:
a) – Lan ơi, cho tớ về với (lịch sự tế nhị có từ xưng hô thể hiện tinh cảm thân thiết) – Cho đi nhờ một cái (bất lịch sự nói trống không thiếu văn hóa)
b) – Chiều nay, chị đón em nhé! (lịch sự, tế nhị, thân mật) – Chiều nay chị phải đón em đấy! (bất lịch sự, em nói với chị mà như ra lệnh cho chị, thiếu lễ độ)
c) – Đừng có mà nói như thế! (bất lịch sự, nói trống không) – Theo tớ, cậu không nên nói như thế! (lịch sự, tế nhị)
d) Mở hộ cháu cái cửa! (bất lịch sự, nói trống không thiếu lễ độ với người lớn) – Bác mở giúp cháu cái cửa này với! (lịch sự, tế nhị lễ độ với người lớn)
Câu 4 (trang 112 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 112).
Trả lời:
Em có thể đặt như sau: a. Bố ơi, bố cho con tiền, con mua quyển sổ ghi chép ạ! b. Bác làm ơn cho cháu ngồi nhờ một lát ạ!