Câu 1. Tìm trạng ngữ trong các câu đã cho.
Các trạng ngữ trong các câu đã cho là:
– Đúng lúc đó
Câu 2. Trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên.
Câu hỏi: Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?
II. Hướng dẫn giải phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 135
Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt 4): Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu đã cho ở các đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 135)
Trả lời:
Đó là những trạng ngữ:
a) – Buổi sáng hôm nay, mùa đông…
– Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn…
– Thế mà qua một đèm mưa rào,
b) – Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích…
– Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trèn các lề phố Hà Nội, lòng tôi…
Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt 4): Thêm trạng ngữ trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc.
Trả lời:
Em chọn và thêm trạng ngữ vào chỗ thích hợp sau:
a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức khỏe vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nẩy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy,cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên bầu trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.