Trả lời câu hỏi bài Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)
3. Chống quân Lương xâm lược
– Tháng 5/545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy đạo quân lớn theo 2 đường thủy và bộ xâm lược nước ta.
– Lý Nam Đế kéo quân đánh giặc ở Lục Đầu. Nhưng vì thế yếu, quân của Lý Nam Đế lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch. Sau đó thành bị vỡ, Lý Nam Đế lại đem quân về giữ thành Gia Ninh (vùng núi Phú Thọ)
– Năm 546, quân Lương chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam Đế đem quân đóng ở hồ Điển Triệt, bị giặc đánh úp nên lui về động Khuất Lão, trao binh quyền cho Triệu Quang Phục và mất năm 548.
4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
– Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.
– Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.
– Năm 550, Trung Quốc có loạn, Trần Bá Tiên về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân phản công, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bài vị Triệu Quang Phục hiện được đặt ở đền Hóa, xã Dạ Trạch (Khoái Châu – Hưng Yên).
* Nguyên nhân thắng lợi
– Nhân dân hết lòng ủng hộ.
– Biệt tận dụng địa thế hiểm trở của đầm Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích.
– Biết chớp thời cơ để phản công địch.
5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
– Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) làm vua được 20 năm (550 – 570).
– Đến 571, Lý Phật Tử cướp ngôi và lên làm vua (gọi là Hậu Lý Nam Đế).
– Năm 603, nhà Tùy mang 10 vạn quân sang tấn công. Lý Phật Tử bị bao vây ở Cổ Loa, bị bắt giải về Trung Quốc, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Tùy.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Sau hai lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã làm gì ?
Trả lời :
Sau hai lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương lại tiếp tục chuẩn bị tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba.
2. Tháng 5 năm 545, quân Lương tiến vào nước ta như thế nào ? Ai chỉ huy ?
Trả lời :
Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân
3. Quân ta do Lý Nam Đế chỉ đã chiến đấu như thế nào ?
Trả lời :
– Quân ta do Lý Nam Đế chỉ huy kéo lên vùng Lục Đầu (Hải Dương) đón đánh địch, nhưng vì lực lượng yếu hơn, không cản được địch, vua phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Tại đây, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra. Quân địch kéo đến ngày càng đông, thành bị vỡ. Lý Bí thua to, phải rút quân về Gia Ninh, rồi rút tiếp về Tân Xương.
– Tại đây, nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân các dân tộc, nên chỉ một thời gian ngắn, Lý Bí khôi phục được lực lượng, nâng quân số lên đến vài vạn người. Năm 546, Lý Bí đem quân ra đóng ở hồ Điền Triệt.
– Nhưng sau đó, Trần Bá Tiên đã đem quân đánh úp vào hồ Điền Triệt, quân Lí Nam Đế tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
4. Em hãy giới thiệu về vùng hồ Điển Triệt ?
Trả lời :
Hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông lô, cách Bạch Hạc khoảng 15km. Xưa có con ngòi nối sông với hồ; ba mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao; phía tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía Bắc của Hồ.
5. Theo em thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao ?
Trả lời :
Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Ông đã đưa quân về đóng ở Đầm Dạ Trạch để tiếp tục chống lại quân Lương.
6. Vì sao cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế thất bại ?
Trả lời :
Cuộc kháng chiến của Lí Nam Đế thất bại là do : nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, chưa được củng cố vững chắc về mọi mặt,lực lượng còn non trẻ, trong khi lực lượng quân địch mạnh. Nhà Lương dồn sức vào cuộc tấn công xâm lược. Quân ta tuy chiến đấu dũng cảm nhưng lực lượng hao mòn dần sau thất bại ở hồ Điển Triệt.
7. Vì sao Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quan Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương ?
Trả lời :
Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) ngay từ đầu đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và đã theo ông trong suốt thời gian khởi nghĩa và lập nhiều công lớn nên được Lý Bí rất tin cậy. Vì thế sau thất bại ở Hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến chống quân Lương.
8. Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Da Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng ?
Trả lời :
Triệu Quang Phục chọn Da Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì :
– Da Trạch là một vùng đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được.
– Đường vào bãi bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.
– Địa thế hiểm trở của Dạ Trạch rất tiện cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng.
9. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
Trả lời :
– Triệu Quang Phục đã cho quân đóng ở bãi nổi, lợi dụng địa hình địa vật của Da Trạch để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài.
– Triệu Quang Phục đã chọn địa thế hiểm trở ở Dạ Trạch, tiến hành chiến tranh du kích : ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.
– Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ, nghĩa quân phản công, đánh tan quân Lương, giành độc lập cho dân tộc.
10. Cách đánh giặc của Triệu Quang Phục khác với những cuộc kháng chiến mà em đã học như thế nào ?
Trả lời :
– Trước lực lượng chênh lệch, ta ít địch nhiều. Triệu Quang Phục đã chọn địa thể hiểm trở tiến hành chiến tranh du lịch mà không đương đầu trực tiếp với giặc
– Chờ thời cơ phản công đánh đuổi quân xâm lược giành thắng lợi.
11. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo ?
Trả lời :
– Triệu Quang Phục là viên tướng giỏi có nhiều tài năng
– Cuộc kháng chiến được nhân dân hết sức ủng hộ, tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của quân ta.
– Biết tận dụng ưu thế hiểm yếu của đầm Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng và phát triển lực lượng, chờ thời cơ, tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài.
– Biết lợi dụng thời cơ thuận lợi để phản công tiêu diệt giặc.
12. Vì sao nhân dân ta lại biết ơn Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục ?
Trả lời :
Nhân dân ta biết ơn Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục vì hai ông là những người có công lao lớn đối với đất nước, đã đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập cho dân tộc.
13. Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục đã làm gì ?
Trả lời :
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục đã lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền, tiếp tục xây dựng đất nước
14. Vì sao sử cũ gọi Lý Phật Tử là hậu Lý Nam Đế ?
Trả lời :
Sử cũ gọi Lý Phật Tử là Hậu Lý Nam Đến bởi vì : Triệu Việt Vương làm vua được 20 năm, đến năm 571, bị Lý Phật Tử đánh úp, chiếm toàn bộ quyền hành. Lý Phật Tử lên làm vua cũng xưng là Lý Nam Đế nên sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
15. Tại sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu và thái độ của Lý Phật Tử như thế nào ?
Trả lời :
– Nhà Tùy yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu để nhân đó có thể bắt ông nhằm thực hiện âm mưu thôn tính và đồng hóa dân tộc, lập lại chế độ cai trị cũ.
– Lý Phật Tử không sang vì ông không chịu khuất phục nên ông đã từ chối không đi và tiếp tục chuẩn bị lực lượng đề phòng.
16. Tóm tắt diễn biến cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ?
Trả lời :
Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân xâm lược :
Thời gian | Quân Lương | Quân Lý Nam Đế |
Tháng 5 – 545 | – Trần Bá Tiên chỉ huy 2 cánh quân đánh vào nước ta: theo hai đường thủy và bộ + Đường thủy : hướng Vịnh Bắc Bộ tiến vào đất liền + Đường bộ : men theo ven biển rồi xuống sông Thương – Quân Lương chiếm thành Gia Ninh – Trần Bá Tiên chỉ huy quân đánh vào hồ Điển Triệt | – Lý Nam Đế chỉ huy đón địch ở vùng Lục Đầu (Hải Dương) – Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) + Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận – Lý Nam Đế chạy đến Phú Thọ, sau đó đưa quân đóng ở hồ Điển Triệt – Quân Lý Nam Đế tan vỡ chạy vào động Khuất Lão – Anh trai Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử lui quân về Thanh Hóa |
Năm 548 | – Quân Lương chiếm được hồ Điển Triệt | – Lý Nam Đế mất |