Trang chủ » Trả lời câu hỏi bài nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Trả lời câu hỏi bài nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Trả lời câu hỏi bài nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

1. Nước Cham-pa độc lập ra đời

– Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân đã tiến xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, đặt ra huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Huyện Tượng Lâm (ngày nay thuộc Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định) là địa bàn sinh sống của người Chăm cổ.

– Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-  193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

–  Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (4 – 5 vạn quân thường trực), biết hợp nhất 2 bộ lạc Dừa và Cau đánh bại nhà Hán, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ đến tận Hoành Sơn (phía Bắc), Phan Rang (phía Nam).

–  Đổi tên nước thành Cham-pa, đóng đô ở Sin- ha- pu- ra (Trà Kiệu Quảng Nam).

Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỷ VI đến XLược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỷ VI đến X

2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm–pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

* Kinh tế

–  Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước.

–  Ngoài ra họ còn trồng cây ăn quả(cau, dừa, mít), khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,…), làm đồ gốm, đánh cá.

– Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.

* Văn hóa

–  Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Các kí tự Chăm cổCác kí tự Chăm cổ

–  Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

–  Có tục hỏa táng người chết.

–  Họ ở nhà sàn và ăn trầu cau. 

–  Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

Tháp ChămTháp Chăm – công trình nghệ thuật đặc sắc của người Chăm

– Người Chăm có quan hệ gần gũi với người Việt, và luôn ủng hộ những cuộc nổi dậy của người Việt. Đồng thời, người Việt ở Giao Châu cũng ủng hộ nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 

1. Quan sát lược đồ "Giao Châu và Cham pa giữa thế kỉ VI – X", em hãy xác định vị trí của quận Nhật Nam.

Trả lời :

Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào đến Quảng Nam) gồm 5 huyện : Tây Quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi)

2. Huyện Tượng Lâm vốn là địa bàn sinh sống của bộ lạc nào ? Thuộc nền văn hoá gì ?

Trả lời :

Huyện Tượng Lâm là địa bàn sinh sống của Bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ. Thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) khá phát triển.

3. Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời :

Vào thế kỉ II, dưới ách thống trị của nhà Hán, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán tỏ ra bất lực nhát là đối với các huyện xa như Tượng Lâm. Lợi dụng cơ hội đó, năm 192-193, nhân dân huyện Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ , giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp.

4. Nước Cham-pa độc lập ra đời như thế nào ?

Trả lời :

– Năm 192- 193, nhân dân huyện Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy giành độc lập. Ông tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

– Sau một thời gian độc lập, các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ, làm chủ cả vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Phan Rang (Bình Thuận) rồi đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam)

5. Nhìn trên lược đồ "Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI – X", hãy xác định vị trí nước Cham-pa.

Trả lời :

Nước Cham-pa có vị trí về phía Bắc dãy Hoàng Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang.

6. Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa ?

Trả lời :

– Quá trình hình thành và mở rộng nhà nước Champa diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự và kết quả của việc đánh bại chính quyền đô hộ, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ.

– Sau ngày thành lập, Cham-pa không ngừng lớn mạnh. Vua Champa chia nước thành nhiều khu vực dọc theo các dải đồng bằng hẹp từ Hoành Sơn đến Phan Rang.

7. Nêu những thành tựu về kinh tế của Cham-pa ?

Trả lời :

– Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, mỗi năm trồng 2 vụ lúa. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu, bò.

– Họ biết trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá.

– Mở rộng trao đổi buôn bán với nước ngoài.

8. Em có nhận xét gì về trình độ kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ?

Trả lời  :

Nhân dân Cham pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh biết sử dụng công cụ bằng sắt, và dùng sức kéo của trâu bò. Biết trồng lúa một năm hai vụ, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp

9. Nêu những thành tựu về văn hoá của Cham-pa.

Trả lời :

Về văn hoá, Champa đạt được nhiều thành tựu độc đáo :

– Chữ viết : sáng tạo ra chữ viết dựa trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn

– Tôn giáo : Theo đạo Bà La Môn và Đạo Phật. Có tục hoả táng người chết, lấy xương bỏ vào bình, ném xuống biển.

– Ở nhà sàn, thói quen ăn trầu

Về nghệ thuật : Phát triển cao đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc như tháp Chăm, khu thánh địa Mĩ Sơn,…

10. So với những thành tựu kinh tế và văn hoá của người Việt, em thấy thành tựu văn hoá, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau ?

Trả lời :

* Giống :

– Kinh tế :

  + Nông nghiệp trồng lúa nước, 1 năm 2 vụ

  + Biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò

– Văn hoá :

  + Có thói quen ăn trầu

* Khác :

– Kinh tế :

  + Làm ruộng bậc thang

  + Sáng tạo ra xe guồng nước, đưa nước tưới ruộng

– Văn hoá :

  + Có tục hoả táng người chết

  + Theo đạo Bà La Môn

11. Qua hình tháp Chăm, em thấy kiến trúc Chăm có nét gì đặc sắc ?

Trả lời :

– Về quy mô tháp Chăm nhỏ hơn nhiều tháp Ấn Độ, gọn và đơn giản hơn tháp Campuchia

– Chịu ảnh hưởng của kiến trúc đền tháp Ấn Độ nhưng kiến trúc tháp Chăm được tranh trí nhiều tầng tỉ mỉ

– Tháp Chăm theo quan niệm nghệ thuật tôn giáo thể hiện hình núi Mênu – đỉnh núi là nơi ngự trị của thần thánh, có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc.

12. Em hãy cho biết thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Chăm là gì ?

Trả lời :

Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Cham-pa là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mĩ Sơn. Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Champa. Những công trình này đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

13. Em hãy nêu mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt ?

Trả lời :

– Từ  xưa người Chăm và người Việt đều bị bọn đô hộ phương Bắc thống trị – nên đã từng cùng nhau nổi dậy đấu tranh

– Khi nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập thì nhân dân Cửu Chân, Giao Chỉ cũng hưởng ứng, ngăn cản quân xâm lược Hán tiến vào đàn áp, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của người Chăm.

– Ngày nay, người Chăm là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

14. Em hãy giới thiệu vài nét về Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) ?

Trả lời :

– Khu thánh địa Mĩ Sơn nằm tại thung lũng Mĩ Sơn thuộc An Hoà, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía tây nam.

– Với khoảng 70 công trình kiến trục được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ VIII, Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Cham-pa. Phần lớn các đền thờ chính ở Mĩ Sơn được xây dựng để thờ thần Si-va những dưới các tên gọi khác nhau…Phần lớn các đền thờ ở Mĩ Sơn được xây dựng trong các thế kỉ X, XI

– Mĩ Sơn còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, có niên đại từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XIII. Nghệ thuật điêu khắc Champa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hoá bên ngoài một cách chọn lọc và sáng tạo. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá rất sống động và có hồn. Mỗi phong cách nghệ thuật có một vẻ đẹp riêng cho dù mỗi thời kì tư duy thẩm mĩ mỗi khác.

15. Em hãy giới thiệu đôi nét về tháp Chăm (Phan Rang) ? 

Trả lời :

– Tháp Chăm là những đền miếu cổ – kiến trúc tôn giao tín ngưỡng của riêng dân tộc Chăm ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Quần thể tháp Chăm (hình 53, trang 69 SGK) là ở Phan Rang. Kiến trúc tháp Chăm là những sản phẩm vật chất kết tinh của nền văn hoá Champa với truyền thống nghệ thuật dân gian rất đặc sắc của dân tộc Chăm, cùng với việc tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá người Việt và nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ.

– Các tháp Chăm là những công trình thờ thần nông nghiệp, thần thuỷ lợi, thần sấm chớp, thần sông, thần núi,… và còn cả tục thờ "Lin-ga" để cầu mong sự sinh sôi nảy nở của giống nòi, dân tộc.

– Tháp Chăm (gọi là ka-lan) là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung mầu đỏ sẫm làm từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình búp hoa. Vị trị đặt các tháp được chọn ở trên triền dốc của những quả đồi và chế ngự một phong cảnh thiên nhiên nhất định, kiến trúc tháp tuy không quy mô, kích thước không thật đồ sộ song vẫn hùng vĩ và có tính hoành tráng gợi lên không khí rất trang nghiêm.

– Mặt bằng của tháp đa số là hình vuông, số ít là hình chữ nhật, có không gian bên trong trật hẹp và thường chỉ có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng đông – hướng Mặt Trời mọc

– Trần tháp cấu tạo vòm cuốn và nội thất không có trang trí mặt tường. Trong lòng tháp đặt một kệ thờ bằng đá. Tất cả tài năng và trí tuệ của con người thể hiện ở việc tạo hình nghệ thuật ngoài, tạo khối kiến trúc hình tháp đẹp và phong phú, tập trung tô điểm, chạm khắc, đẽo gọt công phụ những hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh,… độc đáo và mang đậm tính cách, tâm hồn của người Chăm.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top