Bài làm 1
Nguyên văn chữ Hán của bài thơ là:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dao khan bộc bố quái tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngăn Hà lạc cửu thiên
Nghĩa là:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
Nắng rọi lên đỉnh núi chiếu lên làn hơi nước buổi sớm mai khiến sương khói ánh lên một màu tía bao phủ lấy dòng thác. Nguyên văn chữ Hán “tử yên” có nghĩa là khói tím. Câu thơ vẽ nên một khung cảnh lung linh huyền ảo phảng phất màu huyền bí chốn thần tiên. Trong cái mơ màng của khói sương và màu sắc hiện lên hình ảnh một dòng thác mạnh mẽ, dữ dội:
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích”.
Nhà thơ dùng từ "quải” nghĩa là "treo" tạo nên một câu thơ đầy sức gợi: Dòng thác đổ từ trên xuống như tấm vải treo rủ từ trên xuống mềm mại và thật quyến rũ lòng người. Câu thơ lấy cái tĩnh của từ "quải" để tả cái động của dòng nước “phi lưu trực há" thật độc đáo. Từ "phi" có nghĩa là bay rất nhanh, rất mạnh. Dòng nước lao nhanh như bay từ trên xuống tung bụi nước trắng xóa: “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Vậy ra, dai lụa được "treo" giữa mây trời kia không hề mong manh, yêu đuối chút nào. Ẩn sâu trong vẻ mềm mại ấy là một sự dữ dội đến kinh ngạc. Đến đây tác giả có cảm giác dòng thác là dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Ngân Hà là dòng sông của trời, dòng sông sao tuyệt mĩ, nơi ấy tỉ tỉ ngôi sao đua nhau lấp lánh sáng. Điều mà tác giả "nghi thị" ngỡ là vô lí nhưng lại không hẳn vậy. Thác núi Lư bắt nguồn từ đỉnh hương Lô sương khói thần tiên, vậy ngọn thác là đâu không thể thấy rõ, chỉ biết nó tuôn ra từ những áng khói tím mơ màng kì bí.
Đỉnh Hương Lô là nơi “treo" giữ cái dòng thác lạ lùng ấy, nó có vẻ mềm mại của một dải lụa nhưng lại có cái dữ dội, phóng khoáng mang linh hồn của chốn đại ngàn rừng núi. Từ đỉnh núi, thác “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Lí Bạch đã dùng lối nói phóng đại để nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng thác. Vậy thì, điều mà nhà thơ "nghi thị" ngỡ rằng đó là dòng sông Ngân tuột khỏi mây mà rơi xuống hẳn cũng có lí lắm chứ! Ngôn ngữ của "thi tiên" quả là điêu luyện.
Bằng tâm hồn hào phóng tự do, lòng yêu thiên nhiên và sự sáng tạo tuyệt vời, "thi tiên" Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh cạnh dòng thác ở núi Hương Lô thật hùng vĩ và tuyệt đẹp!
Bài làm 2
Hương Lô là một đỉnh núi ở tây bắc núi Lư, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đỉnh núi cao, khói mây bao phủ, xa nhìn như một lư hương khổng lồ, nên đặt là Hương Lô. Ngắm nhìn thác núi Lư đổ nước trắng xoá từ núi xuống, xúc cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Lý Bạch đã sáng tác bài Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư). Bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn chỉ có 28 chữ nhưng đã dựng lên trước mắt người dọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư và thác núi Lư. Bức tranh được tô vẽ rộng lớn, với những màu sắc và đường nét rõ ràng, cụ thể vừa ở độ xa vừa ở thế gần, vừa ở chiều cao vừa ở độ thấp.
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trúc há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu tliièn.”
Dịch thơ:
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Lý Bạch là khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư. Không tả núi Lư cao mà người đọc thấy được bề thế, độ cao của núi. Vách núi rộng lớn như bức tường đá khổng lồ dựng đứng trước mặt. Ánh nắng mặt trời ban ngày phản chiếu (nhật chiếu) đỉnh núi, vách núi Lư (Hương Lô). Đá núi nhiều màu bắt nhiệt nhanh và giảm nhiệt chậm. Khi ánh nắng niặt trời có nhiệt độ cao toả xuống núi tự nhiên thiêu đốt dá núi, làm cho đá nóng rực và bốc ra những làn khói màu tía (sinh tử yên). Các miêu tả của tác giả độc đáo, vượt qua cách miêu tả thiên nhiên núi non thông thường là tả đỉnh núi cao có mây trăng bao phủ. ơ đây, Lý Bạch chỉ tập trung miêu tả những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng nhất cho người đọc. Ngay tữ câu đầu, nhà thơ thể hiện được hình dung, tưởng tượng phong phú của mình. Nhìn mặt trời phản chiếu vào núi và từ núi bốc ra những đám khói màu hồng nhạt, giống như một lò hương nghi ngút khói. Màu sắc mà nhà thơ tả ở dây vừa rõ ràng vừa kì lạ. Hình ảnh mặt trời, ngọn núi, màu khói tía được xêp đặt bằng những từ'ngữ giản đơn, dễ hiểu và tự nhiên, thể hiện con mắt nhìn và óc quàn sát thiên nhiên tinh tế, sắc sảo của Lý Bạch.
“Xa trông dòng thác trước sông này.
Nươc bay thắng xuống ba nghìn thước,”
Không dừng lại ở khung cảnh núi non, tiến thêm một bước, nhà thơ tả cảnh thác nước và dòng sông. Nếu như câu thơ trên là tả “sơn” thì câu thơ tiếp theo, ông tả “thủy”. Trong câu thơ thứ nhất, Lý Bạch không nói rõ vị trí đứng của mình ở đâu khi tả hình thể núi Lư thì ở câu thơ thứ hai, tác giả đã đứng từ xa (dao khan) để tả cảnh hùng vĩ, mạnh mẽ và đầy uy lực của thác nước chảy từ núi Lư. Thác nước trắng xoá, chảy thẳng từ đỉnh núi cao xuống như treo trước dòng sông (quải tiền xuyên). Nước thác từ độ núi cao ba nghìn thước (tam thiên xích) chảy mạnh, đổ nước ào ào như bay thẳng từ đỉnh núi xuống (phi lưu trực há). Chỉ một câu thơ bảy chữ, nhà thơ đã diễn tả sự quy mô, khổng lồ và tốc độ đổ nước ghê gớm của thác núi Lư.
“Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.”
Bài làm 3
Hương Lô là một đỉnh núi ở tây bắc núi Lư, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đỉnh núi cao, khói mây bao phủ, xa nhìn như một lư hương khổng lồ, nên đặt là Hương Lô. Ngắm nhìn thác núi Lư đổ nước trắng xoá từ núi xuống, xúc cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Lý Bạch đã sáng tác bài Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư). Bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn chỉ có 28 chữ nhưng đã dựng lên trước mắt người dọc một bức tranh toàn cảnh về núi Lư và thác núi Lư. Bức tranh được tô vẽ rộng lớn, với những màu sắc và đường nét rõ ràng, cụ thể vừa ở độ xa vừa ở thế gần, vừa ở chiều cao vừa ở độ thấp.
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trúc há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu tliièn.”
Dịch thơ:
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”.
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Lý Bạch là khung cảnh và thế đứng uy nghi của núi Lư. Không tả núi Lư cao mà người đọc thấy được bề thế, độ cao của núi. Vách núi rộng lớn như bức tường đá khổng lồ dựng đứng trước mặt. Ánh nắng mặt trời ban ngày phản chiếu (nhật chiếu) đỉnh núi, vách núi Lư (Hương Lô). Đá núi nhiều màu bắt nhiệt nhanh và giảm nhiệt chậm. Khi ánh nắng niặt trời có nhiệt độ cao toả xuống núi tự nhiên thiêu đốt dá núi, làm cho đá nóng rực và bốc ra những làn khói màu tía (sinh tử yên). Các miêu tả của tác giả độc đáo, vượt qua cách miêu tả thiên nhiên núi non thông thường là tả đỉnh núi cao có mây trăng bao phủ. ơ đây, Lý Bạch chỉ tập trung miêu tả những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng nhất cho người đọc. Ngay tữ câu đầu, nhà thơ thể hiện được hình dung, tưởng tượng phong phú của mình. Nhìn mặt trời phản chiếu vào núi và từ núi bốc ra những đám khói màu hồng nhạt, giống như một lò hương nghi ngút khói. Màu sắc mà nhà thơ tả ở dây vừa rõ ràng vừa kì lạ. Hình ảnh mặt trời, ngọn núi, màu khói tía được xêp đặt bằng những từ'ngữ giản đơn, dễ hiểu và tự nhiên, thể hiện con mắt nhìn và óc quàn sát thiên nhiên tinh tế, sắc sảo của Lý Bạch.
“Xa trông dòng thác trước sông này.
Nươc bay thắng xuống ba nghìn thước,”
Không dừng lại ở khung cảnh núi non, tiến thêm một bước, nhà thơ tả cảnh thác nước và dòng sông. Nếu như câu thơ trên là tả “sơn” thì câu thơ tiếp theo, ông tả “thủy”. Trong câu thơ thứ nhất, Lý Bạch không nói rõ vị trí đứng của mình ở đâu khi tả hình thể núi Lư thì ở câu thơ thứ hai, tác giả đã đứng từ xa (dao khan) để tả cảnh hùng vĩ, mạnh mẽ và đầy uy lực của thác nước chảy từ núi Lư. Thác nước trắng xoá, chảy thẳng từ đỉnh núi cao xuống như treo trước dòng sông (quải tiền xuyên). Nước thác từ độ núi cao ba nghìn thước (tam thiên xích) chảy mạnh, đổ nước ào ào như bay thẳng từ đỉnh núi xuống (phi lưu trực há). Chỉ một câu thơ bảy chữ, nhà thơ đã diễn tả sự quy mô, khổng lồ và tốc độ đổ nước ghê gớm của thác núi Lư.
“Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.”
Thác nước núi Lư trắng xoá, lấp lánh, Lý Bạch ngỡ ngàng tưởng tượng như dải Ngân Hà với hàng triệu vì sao lấp lánh, kéo dài, rực sáng trên bầu trời cao. Vì thác nước núi Lư chảy từ độ cao ngang lưng trời tuôn nước xuống nên nhà thơ liên tưởng, so sánh với một dòng sông lớn, như dải Ngân Hà trên bầu trời cao. Cách so sánh vừa độc đáo vừa hợp lí làm cho người đọc rất đỗi bất ngờ, thú vị. Chi tiết “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” tức là tuột khỏi bầu trời, từ bỏ bầu trời để rơi xuống mặt đất. Trần gian mà Lý Bạch miêu tả là một chi tiết vừa hư vừa thực, đầy sáng tạo, phù hợp với bút pháp lãng mạn của tác giả.
Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ là tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh luyện, chính xác và giàu hình ảnh. Trong mỗi câu thơ, Lý Bạch dùng một “thi nhãn” .(mắt thơ) để miêu tả. “Thi nhãn” ở đây là những dộng từ: “sinh” (phát ra- câu 1), “quải” (treo – câu 2). Hai động từ “phi lưu” (bay, chảy) diễn tả tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác. Hai tính từ nối tiếp (thẳng xuống) gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lưu. Nếu sự bất ngờ, đột biến của từ ngữ được thể hiện ở ba câu thơ trên thì đến câu thơ cuối, động từ “lạc” (rơi tuột) được tác giả tài tình, khéo léo, làm bật nổi nội dung của toàn bộ bài thơ. Thác núi Lư từ trạng thái “treo” (quải), “bay chảy” (phi lưu) và cuối cùng Lý Bạch có cảm giác nó như một dải Ngân Hà từ bầu trời “rơi tuột” (trực há) xuống trần gian. Hình ảnh thác nước núi Lư như “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” làm người đọc liên tưởng đến hình ảnh “sông Hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn” (Công vô độ hải), “sông Hoàng sợi tơ từ trời xuống” (Tây nhạc vân đài ca tống dan khâu) và “sông Hoàng từ trên trời rơi xuống” (Bài tặng Bùi thập Tứ).
Bức tranh thiên nhiên vẽ thác núi Lư Được Lý Bạch miêu tả đầy đủ, vừa khéo, vừa tình. Tả thác nước mà có núi sông, ánh nắng mặt trời, dải ngân hà, trời cao, mây trắng, … Bài thơ không có từ ngữ nào nói đến con người, nhưng người đọc lại hình dung ra dược con người, một con người nhỏ bé bị bao trùm, bị thu hút trước cảnh thiên nhiên rộng lớn. Hình bóng con người đứng từ xa ngắm nhìn thác núi Lư, bị ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bị bất ngờ trước sức mạnh tự nhiên của thác núi Lư chính là Lý Bạch. Một con người lãng mạn, với tâm hồn phóng khoáng mới có được bút pháp miêu tả tưởng tượng, phong phú khác thường như thế. Dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ, con người dù có lớn lao, khả năng to lớn đến đâu cũng cảm thấy nhỏ bé, thấp kém trước thiên nhiên rộng lớn, uy nghi.
“Vọng Lư Sơn bộc bố” là bài thơ miêu tả cảnh tượng hoành tráng của thiên nhiên. Dưới ngòi bút của nhà thơ, hình ảnh thác nước núi Lư trở nên sống động, mãnh liệt và dữ dội. Bài thơ không có câu chữ nào diễn tả tình cảm yêu thương, say đắm của Lý Bạch trước cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng qua bút pháp miêu tả, qua hình tượng thơ ca đầy gợi cảm, sáng tạo, người đọc thấy được tình cảm bao la, cảm xục sâu lắng của tác giả.