Bài làm 1
Nhắc đến chiến tranh, chúng ta thường hình dung ra sự hiểm nguy, sự bạo tàn của khói lửa chiến tranh. Khi viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính thì các tác giả thường có xu hướng tái hiện lại không khí dữ dội, ác liệt của chiến tranh hay xây dựng hình tượng về những người lính anh hùng, quả cảm. Cũng viết về đề tài chiến tranh, nhưng bằng tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ, Xuân Quỳnh không tái hiện lại cái dữ dội của chiến tranh mà khai thác ở khía cạnh nhạy cảm hơn, đó chính là đời sống tinh thần của con người khi ra lính. Bài thơ Tiếng gà trưa thể hiện sâu sắc điều này.
Ngay trong phần ở đầu của bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh đã mở ra một không gian hành quân của những người lính, sau những chặng hành quân đầy mỏi mệt thì họ đã dừng chân bên một xóm nhỏ. Và tại đây, âm thanh của cuộc sống vọng lại khiến cho họ nhớ về những kí ức của tuổi thơ, cảm xúc về quê hương cũng chợt ùa về trong tâm trí:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục…cục tác cục ta”
Tiếng gà nhảy ổ vọng lại từ xóm nhỏ đã có tác động mạnh mẽ đến tinh thần, cũng như tâm hồn của những người lính. Tiếng gà “Cục cục tác cục ta” quen thuộc mà vô cùng thân thương đối với mỗi con người- bởi vì nó gắn liền với cuộc sống đời thường, gắn liền với những kí ức của tuổi thơ. Bởi vậy khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì những người lính cảm thấy những mỏi mệt của cuộc hành trình như bị xua tan, những kí ức của tuổi thơ cũng tràn về như thác lũ:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Không chỉ âm thanh tiếng gà thân quen mà cả những hình ảnh mà những người lính quan sát được cũng gợi lên bao cảm xúc, đó là hình ảnh của những ổ rơm đầy ắp những quả trứng hồng. Màu sắc rực rỡ của những con gà mái hoa mơ, hay màu lông vàng óng của những chú mái vàng khiến cho bức tranh trưa hiện lên sống động và gợi ra cho chúng ta một cảm nhận, đó chính là không khí chiến trường như bị đẩy lùi về phía sau, trước mắt người đọc là bức tranh về sự sống.
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”
Xúc động hơn nữa, ấm áp hơn nữa đó chính là hình ảnh, âm thanh của tiếng gà đã gợi dậy trong tâm hồn của những người lính hình ảnh của người bà đầy thân thương cùng những kí ức , kỉ niệm của hai bà cháu:
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lăng mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Hình ảnh người bà hiện lên đầy tự nhiên như một miền kí ức chợt được gợi mở. Cũng trong không gian trưa, trong tiếng gà áy rộn không gian có tiếng của bà “Có tiếng bà vẫn mắng”, bà đã mắng yêu đứa cháu vì nhìn những con gà đang đẻ, theo quan niệm dân gian xưa thì nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt, trở nên xấu xí. Bà đã nhắc nhở đứa cháu khiến cho người cháu lo lắng mà về nhà lấy gương soi. Người bà hiện lên trong chốc lát nhưng lại khiến cho người đọc cảm động khôn nguôi.Bởi trong chiến tranh vẫn ấm lên thứ tình cảm đẹp như thế, đó là tình bà cháu, tình cảm gia đình.
Bài làm 2
Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, tha thiết, giàu tình yêu thương và rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh thường viết về những chuyện bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật, trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Qua những bài thơ ấy, Xuân Quỳnh đã thể hiện trái tim giàu yêu thương và khát khao hạnh phúc, nhưng cũng nhiều dự cảm, lo âu trước những đổi thay, biến suy của cuộc đời. Bởi vậy, những bài thơ của Xuân Quỳnh khi hạnh phúc, đắm say, lúc đau khổ, suy tư của một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ. Xuân Quỳnh có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Sóng, Thuyền và Biển, Thơ tình cuối mùa thu,… Năm 2011, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) và trong tập Sân ga chiều em đi (1984).
Bài thơ Tiếng gà trưa cũng như nhiều tác phẩm ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến là hướng vào chủ đề bao trùm của văn học thời kì này: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, ca ngợi lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta. Bài thơ được gợi ra từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên người bà mà nhà thơ vô cùng yêu quý.
Đặc điểm của thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (5 tiếng) với âm điệu nhịp nhàng 3/2 hoặc 2/3 bắt nguồn từ dân ca phường vải (Trung Bộ) và từ cách kể chuyện của thể vè, mạch cảm xúc tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, những hình ảnh gần gũi tạo nên cách biểu cảm chân thực.
Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của tác giả về tuổi thơ thân thương, gần gũi. Mỗi lần “tiếng gà trưa” lặp lại là một kí ức thời ấu thơ lại hiện về và những kỷ niệm êm ấm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu: con gà mái mơ, con gà mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh. Trong số rất nhiều kỉ niệm về bà, người lính vẫn nhớ kỉ niệm một lần tò mò xem trộm gà đẻ, bị bà mắng. Hình ảnh người bà hiện lên đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm, chăm lo cho cháu. Câu thơ còn là niềm vui, mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi cả vào trong giấc ngủ tuổi thơ. Qua đó, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng của nhân vật trữ tình và tình cảm yêu quý, trân trọng đối với bà của người cháu – chiến sĩ. Tình bà cháu cao cả, hồn hậu đó chính là cơ sở của tình cảm với đất nước, là sự khích lệ người chiến sĩ trên đường đi chiến đấu. Chỉ từ tiếng gà trưa bình dị được nghe “trên dường hành quân”, nhà thơ nói lên được những điều lớn lao về TỔ quốc, về cách mạng.
Bài làm 3
“Tiếng gà trưa” cũng chính là sợi dây kết nối các cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ hiện tại “Tiếng gà ai nhảy ổ” hồi tưởng lại quá khứ (những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà thân yêu) và hướng tới tương lai cùng sự tự nhận thức nhiệm vụ cao cả: Cháu chiến đấu hôm nay — Vì lòng yêu Tổ quốc – Vì xóm làng thân thuộc – Bà ơi, cũng vì bà – Vì tiếng gà cục tác – Ồ trứng hồng tuổi thơ.
Bài thơ đặc sắc là vì từ một âm thanh bình dị – “tiếng gà trưa”, từ những kỉ niệm riêng, nhà thơ đã chuyển tải được tư tưởng thật lớn lao về đất nước, về cách mạng. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chính là cuộc chiến đấu dể bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, giữ gìn những kỉ niệm và hạnh phúc bình dị của con người.
Bài thơ chủ yếu sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, chân thực để nối mạch cảm xúc, thể hiện tình cảm bình dị, thân thương của tình bà cháu.
Điệp ngữ “tiếng gà” và “tiếng gà trưa” được nhắc lại sáu lần ở các khổ 1, 2, 3, 4, 7, 8 nhằm nhấn mạnh và khơi dậy cảm xúc của nhà thơ, là chất keo, sợi dây nối liền mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình qua các khổ thơ.
Điệp từ “nghe”: Tác giả nghe không chỉ bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, tâm tưởng, bằng sự hồi tưởng lại những kỉ niệm. Điệp từ “nghe” trở thành một khái niệm trừu tượng và lan toả trong tâm hồn người nghe.
Bài thơ ‘Tiếng gà trưa’ được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ ‘Hoa dọc chiến hào’ (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 càu thơ ngũ ngôn, bốn câu thơ có ba chữ. Câu thơ ‘Tiếng gà trưa’ được điệp lại bốn lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương. Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. ‘Tiếng gà trưa’ là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ.
Đoạn thơ đầu bảy câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: ‘Cục… cục tác cục ta’ cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm ‘xao động’ nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ ‘nghe’ được điệp lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:
‘Cục… cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ’
Đoạn thơ thứ hai có 26 câu thơ. Càu thơ ‘Tiếng gà trưa’ được láy đi láy lại ba lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niêm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo ‘chắt chiu’. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sống động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa:
‘Tiếng gà trưa 0 rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng’
Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ rơm. Có sắc ‘đốm trắng’ của con gà mái mơ hoà. Có ‘lông óng như màu nắng’ của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ ‘này’ đẹp lại hai lần: ‘Này con gà mái mơ… Này con gà mái vàng…’. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc…
Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kí niệm về bà. Quên sao được ‘tiếng mắng’ của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: ‘Cháu về lấy gương soi – Lòng dại thơ lo lắng’. Cháu nhớ mãi hình ảnh ‘Tay bà khum soi trứng…’. Bà tần tảo ‘chắt chiu’ từng quả trứng hồng ‘cho con gà mái ấp’. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la:
‘Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới’
Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái ‘ổ rơm hồng những trứng’, là hình ảnh ‘tay bà khum soi trứng’. Đó là tiếng ‘sột soạt’ của bộ quần áo mới:
‘Ôi cái quần chéo go Ồng rộng dài quết đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt’
Tục ngữ có câu: ‘Già được bát canh, trẻ được'manh áo mới’. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho sau mỗi lần bán gà. Tinh thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị hồn nhiên.
Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ ‘Tiếng gà trưa’ lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ:
‘Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng’
Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước:
‘Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác 0 trứng hồng tuổi thơ’
Bài thơ ‘Tiếng gà trưa’ có ba câu thơ hay nhất, đẹp nhất: ‘0 rơm hồng những trứng’, ‘Giấc ngủ hồng sắc trứng’, ‘0 trứng hồng tuổi thơ’. Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ ‘hồng’ là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm.
Hơn 60 năn về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê ‘xao xác gà trưa gáy não nùng’, thi sĩ Lưu Trọng Lư ‘rượi buồn’ nhớ về tuổi thơ, nhớ ‘nét cười đen nhánh’, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa. Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa ‘ấp iu nồng đượm’ do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ cùa Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ. Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước.
‘Tiếng gà trưa’là một bài thơ hay, tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong khángchiến chống Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.