Bài làm 1
Dân tộc Việt Nam ta lớn lên cùng với những câu ca dao tục ngữ, nó trở thành mạch nguồn trong trẻo nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nếu những câu ca dao bồi đắp cho cảm xúc bên trong, thì những câu tục ngữ lại đúc rút ra cho chúng ta những kinh nghiệm ngàn đời. “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là một câu tục ngữ như thế.
Khi đã được đúc rút thành tục ngữ, đó sẽ phải là những kinh nghiệm quý báu nhất, chính xác nhất mà ông cha ta dành bao đời để làm nên. Dù ở bất cứ nơi đâu, hoạt động sản xuất vẫn được chú ý coi trọng nhất. Câu tục ngữ “nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” là kinh nghiệm về những nghề phổ biến ở nước ta, nghề nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Với người nông dân, đây thực sự là một bài học quý giá.
“Nhất canh trì” tức là, thứ nhất vẫn là nghề nuôi cá. Không phải là làm ruộng hay trồng trọt, nghề nuôi cá đem lại cho người nông dân lợi nhuận cao nhất mà không tốn nhiều sức lực. Chỉ cần có một cái ao để thả cá, đi chọn những giống cá mới đem lại nhiều năng suất là người nông dân đã có thể thu hoạch. Không cần phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, người nông dân bớt đi được phần nào vất vả. Những nghề trồng rau gặt lúa, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng nuôi cá thì việc bị tổn hao là rất ít. Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên ông cha ta đúc rút: nhất canh trì.
Kinh nghiệm thứ hai là “nhị canh viên”, tức là nghề trồng trọt. Trồng những loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp cũng luôn đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn. Bởi chúng ta có được sự hậu thuẫn từ thiên nhiên với khí hậu nhiệt đới bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa lại một thức quả. Có điều muốn giữ cho cây trái được đến ngày thu hoạch, lại cần người nông dân phải chịu khó chăm bón, phải tự đúc rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Có như vậy, hoa trái mới không bị phá hoại. Việt Nam chúng ta giờ đây mạnh khi xuất khẩu hoa quả sang nước ngoài, đời sống người dân cũng đủ đầy hơn. Nhưng đau lòng khi bắt gặp những loại quả bị tiêm hoá chất đến biến đổi hoàn toàn, khiến cho chính chúng ta còn phải né tránh. Bởi vậy mà “canh viên” cũng vẫn xếp sau “canh trì”
Cuối cùng, chúng ta vẫn không thể không nhắc đến “canh điền”. Việt Nam chúng ta vốn có nền văn minh lúa nước lâu đời, dù xã hội có phát triển đến đâu, ta vẫn giữ lại một góc nhỏ cho nghề làm nông ấy. Bởi chỉ có cây lúa hạt gạo mới nuôi sống được con người, và đức tính của người Việt lại là cần cù chăm chỉ. Nhưng trồng lúa, người nông dân phải chịu nhiều vất vả, lợi nhuận có khi không được như mong muốn. Bão lũ hay hạn hán đi qua, lại quét sạch công sức của người lao động. Bởi vậy mà trồng lúa cũng chỉ được xếp thứ ba.
Câu tục ngữ thực sự đã đúc kết lại kinh nghiệm quý báu của ông cha ta từ ngàn đời này. Đó là bài học về lao động, muốn lao động cũng phải chọn nghề để làm. Đến bây giờ, câu tục ngữ vẫn chưa hết giá trị. Người nông dân vẫn đi theo những chỉ dẫn ấy, vẫn để nghề nuôi cá lên hàng đầu, và luôn mang lại những lợi nhuận cao. Tôi tin rằng, dù xã hội có phát triển đến thế nào, sẽ chẳng có gì thay thế được những kinh nghiệm ấy. Tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ bồi đắp thêm cho những kinh nghiệm của cha ông trở nên có giá trị hơn.
Hãy yêu lấy những câu ca dao tục ngữ, đó là huyết quản, là mạch nguồn chảy trong tâm trí mỗi người. Đừng tưởng nó là lạc hậu, bởi lẽ không có những kinh nghiệm ấy, chưa chắc đã có một xã hội hiện đại ngày hôm nay. Không gì có thể tồn tại trong môi trường chân không, ngày hôm nay chắc chắn phải là sự phôi thai từ ngày hôm qua.
Bài làm 2
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người, xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không?
Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?
Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của. nhà nông. Theo dó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,… Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thế nuôi cá hằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm,… Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau rihư rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,… So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biến đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
Tuy nhiên, cũng có thể hiểu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đẳu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm aọ phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thế dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống… như nuôi cá nhưng cũng phẳi đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thụ hoạch,… Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ’ biến, không mất công sức học hỏi nhiều
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.