Trang chủ » Phân tích giải thích câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng lớp 7 hay nhất

Phân tích giải thích câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta từ lâu đời nay đã có nghề trồng lúa nước lâu năm cho nên đất luôn luôn là người bạn thân thiết và quan trọng của người nông dân. Cho nên ông cha ta mớinói rằng “Tất đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của đất đai.
 
“Tấc” chính là một đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta trước kia. Ta phải hiểu được rằng từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Đó có thể là một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị khác đó là “tấc vàng”. Nhân dân ta thật tinh tế khi đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, đã lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí đó chính là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị thật là đặc biệt. Câu tục ngữ dường như vẫn còn mang một hàm nghĩa, đó chính là đã khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người.
 
Khi nhận biết được đúng vai trò của đất đai ta mới thấy được câu “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng. Đất được dùng để trồng cây cho những trái cây tươi ngon, cho những bông lúa thêm trĩu nặng và thật khó có thể tưởng tượng được rằng không có đất con người sẽ sinh sống ở đâu? Lấy gì để sản xuất lương thực, thực phẩm?
 
Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tố quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
 
Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.
 
Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
 
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
 
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
 
Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố
 
Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
 
“Ruộng rẫy là chiến trường,
 
Cuốc cày là vũ khí,
 
Nhà nông là chiến sĩ”
 
Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
 
“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.
 
Bài làm 2
 
Đất dường như cũng đã tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất cũng chính là tài sản vô giá của quốc gia. Hay chúng ta cứ hiểu theo nghĩa rộng đó chính đất là giang sơn Tố quốc. Ta như hiểu được rằng trái đất chính là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất còn được xem là nguồn sống vô tận của tất cả con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Nói chung nhất thì đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
 
Ta cũng như thấy được rằng chính đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người đã có những tác động không nhỏ vào đất đó chính là chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Có tác động công sức lao động vào đất thì đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, tấc vàng” như cha ông ta đã từng nói.
 
Thông qua câu tục ngữ thật súc tích này thì nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, con người cũng không được làm cho ruộng đồng, vườn tược…bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Dường như cũng không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
 
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
 
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
 
Nước Việt Nam ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Cho nên nước ta cũng có rất nhiều các chính sách khai khẩn ruộng hoang để cải tạo đất. Đất có tơi xốp thì mới có thể cho vụ mùa bội thu được. Khi chúng ta mà cải tạo đất tót kết hợp với nguồn nước cũng như giống cây trồng mới, trồng theo đúng kỹ thuật sẽ cho ra những sản phẩm nông sản cần thiết. Nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế, chính vì vậy mà đất cũng là một trong những nhân tố
 
Mồ hôi – công sức lao động của con người đã làm cho đất thêm màu mỡ. Thật không quá khi nói rằng máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong những năm tháng kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
 
“Ruộng rẫy là chiến trường,
 
Cuốc cày là vũ khí,
 
Nhà nông là chiến sĩ”
 
Trong thời kỳ nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
 
“Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ hay dường như cũng đã khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Như đã khéo léo nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai cho nhân dân cho Tổ quốc và không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt được. Nhân dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng hơn nữa.
 
Bài làm 3
 
Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm nói lên tầm quan trọng của ruộng đất trong cuộc sống con người. Dân tộc Việt Nam chính là một đất nước làm nghề nông nghiệp khi con người có ruộng đất trong tay thì sẽ có thể tạo ra nhiều của cải vật chất, nhiều lúa gạo. Một nước nông nghiệp thì lúa gạo quý như vàng ngọc. 
 
Tấc đất tấc vàng là gì? Người ngày xưa thường lấy "tấc" để dùng làm đơn vị đo lường trong cuộc sống. Hình ảnh "tấc đất" được so sánh với một "tấc vàng" nhằm nói tới sự quý giá của đất đai với cuộc sống của người dân lao động. Vàng là một kim loại quý được người đời trân trọng, chính vì vậy khi so sánh "đất" với "vàng" nhằm nói tới sự quan trọng, quý giá vô cùng.
 
Đất đai chính là nguồn tài sản lớn lao của mỗi quốc gia, bởi tất cả mọi thứ trên đời đều phải xây dựng và phát triển trên đất. Từ việc xây dựng nhà cửa, trường học, cho tới việc trồng trọt, khai thác khoáng sản, kim loại, hay than, quặng… đều từ trong lòng đất mà ra. Bên cạnh đó câu tục ngữ "tấc đất tấc vàng" còn có ý nghĩa sâu sắc khác. đó là nước ta là một nước trải qua nhiều gian khổ, khó khăn, chúng ta từng trải qua nhiều cuộc kháng chiến đối đầu với nhiều kẻ thù lớn mạnh, nhiều vị anh hùng dân tộc của chúng ta đã phải nằm xuống để bảo vệ từng nắm đất của quê hương.
Mỗi năm đất trên quê hương Việt Nam chúng ta đều nhuộm máu đỏ của từng người dân chúng ta, để có một đất nước Việt Nam hòa bình tự do như ngày hôm nay chúng ta đã phải trả giá hy sinh rất nhiều. Chính vì vậy, người xưa mới ví von rằng "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định sự quý giá của đất đai đối với cuộc sống con người. Con người muốn tồn tại cần phải có đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, tạo ra nhiều của cải vật chất. Đất đai còn là tài sản vô giá của mọi quốc gia trên trái đất này. Nó chính là tổ quốc là giang sơn của mỗi chúng ta, là ngôi nhà chung của mỗi con người chúng ta. Mỗi chúng ta sống luôn gắn liền với đất, đất sống không thể thiếu với mỗi người "tấc đất tấc vàng" có giá trị vô cùng to lớn với người dân.
 
Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" chính là một câu nói thể hiện việc quan trọng của đất đai, muốn mỗi người dân chúng ta hãy biết trân trọng bảo vệ giữ gìn bảo vệ từng mảnh đất quê hương, không được hoang phí tài nguyên đất đai, không bỏ hoang đất đai. Một đất nước đi lên từ một nước nông nghiệp như nước ta, sau khi chiến tranh kết thúc chính sách của nhà nước ta chính xây dựng một đất nước mới. Chính sách khai hoang được đưa ra nhằm xây dựng một đất được giàu mạnh không bị bỏ hoang mảnh đất nào nhằm xây quê hương mới giàu mạnh, giàu có hơn.
 
Câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" nhằm khẳng định vị trí quan trọng của đất đai đối với cuộc sống của con người. Thông qua câu tục ngữ "Tấc đất tấc vàng" người xưa muốn nhắc nhở con cháu mình hãy trân trọng tài nguyên đất của nước mình. Bởi đất đai chính là một tài nguyên vô giá của quốc gia dân tộc, vì nguồn tài nguyên này vì bảo vệ đất đai mà nhiều người dân nhiều vị anh hùng dân tộc đã hy sinh trong chiến tranh gian khổ.
 
 
 
 
Từ xưa đến này thì đất nước ta vốn là một đất nước thuần nông cho nên coi trọng đất đai cũng chính là một điều dễ hiểu. Ông cha ta cũng đã có câu tục ngữ nói về tầm quan trọng cũng như giá trị của đất đó là “Tất đất tấc vàng” như muốn nhắn nhủ con người cần phải trân trọng và gìn giữ đất đai hơn.
 
“Tấc đất tấc vàng” chính là câu nói thể hiện giá trị của đất, đồng thời câu tục ngữ dường như cũng đã cho thấy được đất quý như vàng. Lý do ở đây chính là khi có đất thì còn người có thể có rất nhiều việc làm và nuôi sống bản thân cũng như cả gia đình của mình. Không những vậy, các câu tục ngữ còn khẵng định được giá trị của những sản phẩm khi con người chúng ta được làm ra càn quý trọng và gìn giữ nó một cách cẩn thậ, trân trọng nó hơn nữa. Cũng bên cạnh nhưng giá trị của nó đó lại chính là biết bao nhiêu những công lao của ông cha ta đã gìn giữ lại cho con cháu đến ngày hôm nay. Thực sự có thể nhận thấy được chính từ đất đai, ông cha ta như khuyên răn con người như cũng phải thật chăm chỉ trồng trọt cấy cầy, làm ra được cả những hạt gạo trắng ngần để nuôi sống chúng ta. Không thể phủ nhận được chính câu tục ngữ nó cũng đã khẳng định được chắc chắn giá trị to lớn của đất với con người.
 
Song, chúng ta cũng hãy nên nhìn nhận được câu tục ngữ nên được hiểu theo một cách rộng lớn, và hiểu theo được ý nghĩa khái quát to lớn hơn. Ta có thể hiểu được đất ở đây là đất đai trong cuộc sống của con người. Còn vàng ở đây là kim loại và nó lại có giá trị về mặt vật chất rất lớn, tất cả những điều gì quý đều được ông cha ta ví với vàng. Khi có vàng trong tay cũng chẳng khác là tiền, là vật báu có thể quy đổi ra rất nhiều những món đồ khác mà chúng ta mong muốn có. Và tác giả gian gian cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi đã miêu tả, so sánh một cách tương đồng đó là một tấc đất thì bằng một tất vàng. Điều này như nhằm nhấn mạnh được thêm rằng đất thực sự quý với con người chúng ta nên chúng ta cần phải biết yêu thương cũng như sử dụng nó.
 
Khi có đất thì con người ta cũng có thể lại trồng trọt chăn nuôi, xây dựng nhà để có thể ở. Và khi có đất, chính là chúng ta có một điểm tựa và cũng đồng thời sản xuất được ra hàng hóa cũng như của cải vật chất bằng chính sức lao động của chính mình. Con người ta không có vàng thì vẫn có đất, đất vẫn nuôi ta có thể sinh sống được nếu như con người không cho đất ngơi nghỉ, luôn cải tạo đất và ra sức trồng trọt.
 
Thực sự với một đất nước thuần nông như nước Việt Nam ta thì việc lấy nông nghiệp làm trọng là một điều vô cùng thiết thực. Có lẽ cũng chính bởi vậy đất đai luôn luônvô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi có đất thì cũng lại có thể làm ra nhiều thứ khác có giá trị cũng giống như vàng vậy. Không những thế lời dạy trên còn như muốn nhắn nhủ rằng con người chúng ta không nên ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống. Cũng không trồng trọt gì cả và nếu làm như thế thì cho đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì cũng không còn gì để sinh sống nữa. Thông qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất đai đặc biệt đối với một nước thuần nông. Khi có đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể cho nên mỗi người cũng nên phải biết và tôn trọng những điều mình đang có, đừng lãng phí vì khi mình chưa biết hết giá trị sử dụng của đất.
 
Mỗi người dân lao động chúng ta cũng hãy cứ cố gắng biến đất thành vàng bằng chính công sức lao động của chính mình, bằng mồ hôi xương máu của chính mình chứ đừng bỏ đất hoang.
 
Thực sự thì câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ thật hay và đã có sự khẳng định giá trị của đất đó chính là đất quý như vàng. Câu tục ngữ như nhắc nhớ chúng ta hay biết coi trọng và sử dụng đất hợp lý hơn nữa. Qủa thật đây là một bài học thật thấm thía và cũng thật đúng đắn mà chúng ta cần khắc ghi.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top