Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 8: Giải các phương trình:
a) x – 4 = 0;
b) 3/4 + x = 0;
c) 0,5 – x = 0.
Lời giải
a) x – 4 = 0
⇔ x = 0 + 4
⇔ x = 4
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4
b) 3/4 + x = 0
⇔ x = 0-3/4
⇔ x = -3/4
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x=-3/4
c) 0,5 – x = 0
⇔ x = 0,5-0
⇔ x = 0,5
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 0,5
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 8: Giải các phương trình:
a) x/2 = -1;
b) 0,1x = 1,5;
c) -2,5x = 10.
Lời giải
a)x/2 = -1
⇔ x = (-1).2
⇔ x = -2
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = -2
b) 0,1x = 1,5
⇔ x = 1,5/0,1
⇔ x = 15
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 15
c) -2,5x = 10
⇔ x = 10/(-2,5)
⇔ x = -4
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = – 4
Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 9: Giải phương trình: -0,5x + 2,4 = 0.
Lời giải
– 0,5x + 2,4 = 0
⇔ -0,5x = -2,4
⇔ x = (-2,4)/(-0.5)
⇔ x = 4,8
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4,8
Bài 6 (trang 9 SGK Toán 8 tập 2): Tính diện tích S của hình thang ABCD theo x bằng hai cách:
1) Tính theo công thức: S = BH x (BC + DA) : 2
2) S = SABH + SBCKH + SCKD
Sau đó, sử dụng giả thiết S = 20 để thu được hai phương trình tương đương với nhau. Trong hai phương trình ấy, có phương trình nào là phương trình bậc nhất không?
Lời giải:
Trong hai phương trình này, không có phương trình nào là phương trình bậc nhất.
Bài 7 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:
Lời giải:
Các phương trình là phương trình bậc nhất là:
1 + x = 0 ẩn số là x
1 – 2t = 0 ẩn số là t
3y = 0 ẩn số là y
– Phương trình x + x2 = 0 không có dạng ax + b = 0
– Phương trình 0x – 3 = 0 tuy có dạng ax + b = 0 nhưng a = 0 không thỏa mãn điều kiện a ≠ 0.
Bài 8 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:
a) 4x – 20 = 0
b) 2x + x + 12 = 0
c) x – 5 = 3 – x
d) 7 – 3x = 9 – x
Lời giải:
a) 4x – 20 = 0
⇔ 4x = 20
⇔ x = 5
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.
b) 2x + x + 12 = 0
⇔ 3x + 12 = 0
⇔ 3x = -12
⇔ x = -4
Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = -4
c) x – 5 = 3 – x
⇔ x + x = 5 + 3
⇔ 2x = 8
⇔ x = 4
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4
d) 7 – 3x = 9 – x
⇔ 7 – 9 = 3x – x
⇔ -2 = 2x
⇔ x = -1
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.
Bài 9 (trang 10 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.
a) 3x – 11 = 0
b) 12 + 7x = 0
c) 10 – 4x = 2x – 3
Lời giải: