Trang chủ » Dàn ý cảm nhận khung cảnh mùa xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý cảm nhận khung cảnh mùa xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Mở Bài

Giới thiệu tác giả:Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ, trong đó, tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều".

Giới thiệu tác phẩm: "Truyện Kiều"(tức "Đoạn trường tân thanh")là một truyện thơ Nôm gồm 3254 câu lục bát, được sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện"của Thanh Tâm Tài Nhân – Trung Quốc. Tác phẩm được đánh giá là kiệt tác số một của nền văn học Việt Nam không chỉ bởi giá trị nội dung sâu sắc mà còn đặc sắc về nghệ thuật.Trong đó, phải kể đến tài năng điêu luyện trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du.

Giới thiệu hai đoạn thơ:Hai đoạn thơ trên thuộc phẩn đầu của tác phẩm (Gặp gỡ và đính ước)là khung cảnh tiết thanh minh, buổi gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Qua đó, ta sẽ cảm nhận được sự tài tình trong ngòi bút tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

2.Thân Bài

a. Đoạn 1 – Bức tranh xuân đầy sức sống

-Thời gian nghệ thuật được gợi lên qua hai câu thơđầu: "Ngàyxuân con énđưa thoi/ Thiểu quang chín chục đã ngoài sáu mươi",tức khoảng tháng 3. Cách nói "con én đưa thoi", "đã ngoài"cho thấy sựtrôi chảy nhanh chóng của thời gian. – Không gian thơ khoáng đạt và đậm chất xuân:

+Được gợi lên qua những cánh én chao lượn rộn ràng.

+Được mở ra với thảm cỏ non, xanh tươi mơn mởn, mềm mại, ngọt ngào, trải rộng tới tận chân trời. Màu xanh là gam màu chủ đạo, tạo nên một không gian tươi mới, tràn đầy sức sống.

+Điểm tỏ điểm bằng những bông lê trắng trong trẻo, tinh khiết. Mượn ý từ câu thơ Đường của Trung Quốc "Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ điểm hoa"(Cỏ thơm liền với trời xanh/ Hoa lê đã nở trên cành vài bông)nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt thật sáng tạo – đảo trật tự cú pháp (đáng lẽ phải là cành lê điểm một vài bông hoa trắng) cùng với từ "trống điểm"tạo nên nhãn tự cho cả bức tranh xuân. “Điểm mộtvài" cónghĩa là những bông hoa vẫn còn thưa thốt nhưng ta vẫn cảm nhận được sức sống của mùa xuân đang trỗi dậy, trong từng ngọn cỏ, từng bông hoa mới. Sựtài tình của Nguyễn Du là ở đó, bút pháp chấm phá được sử dụng rất điêu luyện nên nhà thơ tả ít mà gợi được nhiều, giúp người đọc hình dung và cảm nhận được một mùa xuân tinh khôi, thanh khiết!

Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức gợi. b) Đoạn

2 – Cảnh buổi chiều ngày hội xuân

Cảnh hoàng hôn được gợi tả bằng một câu thơ đẹp "Tà tà bóng ngả về tây".Ngày đã sắp tàn, ánh nắng đã nhạt dần. Câu thơ tự nó đã đượm một chút buồn.

Cảnh nhuốm màu tâm trạng của chị em Thúy Kiều – Thúy Vân. Hai nàng "thơ thẩn"chừng nhưcòn điều gì luyến tiếc, chưa muốn chia tay. Hình nhưvì thế, cảnh cũng chất chứa nỗi niềm:

+ Tác giả chỉ miêu tả các hình ảnh "tiểu khê", "dòng nướcuốn quanh", "dịpcầu nho nhỏ",cảnh gần như không có âm thanh khiến không gian lắng vào chiểu sâu, khung cảnh nhỏ bé mà thật thân thuộc.

+Các từ láy "thanh thanh", “nao nao", "nho nhỏ"mang đến cho bức tranh thiên nhiên vẻ đẹp xinh xắn, tao nhã và cũng phảng phất buổn.

=>Cảnh vật nhưcó hồn và đồng điệu với con người.

Nghệ thuật: Sử dụng từ láy với mật độ dày đặc (tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏy,bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c) So sánh hai đoạn thơ

Điểm giống nhau:

Cả hai đoạn đều là những bức tranh xuân đẹp đẽ, thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm với cái đẹp của Nguyễn Du.

Sử dụng từ ngữ chính xác, có giá trị biểu cảm cao, giàu sức gợi.

Điểm khác nhau:

-Đoạn 1:

Tả cảnh buổi sáng mùa xuân, khí xuân vui tươi, cảnh xuân tràn đấy sức sống. 4- Bút pháp chấm phá là nét đặc sắc nghệ thuật lớn nhất của đoạn.

-Đoạn 2:

+ Tả cảnh buổi chiều tàn, khí xuân trẩm lắng, phảng phất nỗi buồn.

+Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

3. Kết Bài

Khẳng định Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc tả cảnh với bút pháp điêu luyện, sáng tạo ngôn từ đắt giá, gợi cảm.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top