Trang chủ » Bài 21. Di truyền y học

Bài 21. Di truyền y học

Bài 1: 

Đề bài: Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phênimkêto niệu ở người.
 
Lời giải chi tiết
 
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao.
 
Lời giải chi tiết
 
– Người mắc hội chứng Đao là người có 3 nhiễm sắc thể (NST) 21 trong tế bào.
 
– Do rối loạn trong giảm phân ở bố hoặc mẹ (thường là ở mẹ), cặp NST 21 không phân li, dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một loại mang 2 NST 21 và một loại không có NST 21
 
– Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST 21 (hội chứng Đao)
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể NST số 1 hoặc số 2 (những NSTcó kích thước lớn nhất trong bộ NST người) của người?
 
Lời giải chi tiết
 
Vì NST số 1, 2 là các NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST nên khi xảy ra đột biến số lượng thường làm mất cân bằng nghiêm trọng hệ gen, thường gây chết cho hợp tử, gây sảy thai tự nhiên nên ta không phát hiện ra thể đột biến thừa NST 1 hoặc 2.
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoại động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến dẫn đến làm cho biến một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư.
 
Lời giải chi tiết
 
– Gen ức chế khối u hoạt động làm cho tế bào phân chia có hạn, không tạo khối u, gen này là gen trội, nếu có đột biến làm cho gen trội ⟹ gen lặn, làm cho gen này không tạo ra sản phẩm điều hòa phân bào ⟹ khối u.
 
– Gen tiền ung thư: trong tế bào bình thường gen này là gen lặn, nếu xuất hiện đột biến gen lặn ⟹ gen trội ⟹ ung thư.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top