Trang chủ » Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Bài 1: 
 
Đề bài: Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
 
Lời giải chi tiết
 
 
2. Khác nhau 
 
 
Bài 2: 
 
Đề bài: Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?
 
Lời giải chi tiết
 
1. Giai đoạn 1965 – 1968:
 
– Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
 
– Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc – Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.
 
– Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam.
 
2. Giai đoạn 1968 – 1973:
 
– Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.
 
– Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó…
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam – Lào – Camphuchia? Kết quả ra sao?
 
Lời giải chi tiết
 
1. Thủ đoạn của Mĩ:
 
– Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
 
– Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 – 3 – 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương
 
2. Kết quả:
 
– Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia (từ tháng 4 đến 6 – 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.
 
– Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.
 
– Ở Việt Nam, trên hai miền Nam – Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi…
 
– Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top