Trang chủ » Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 1:

Đề bài: Nêu các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lưỡng bội và hậu quả của từng dạng.
 
Lời giải chi tiết
 
Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường có dạng chính như thể không (2n – 2); thể một (2n – 1); thể một kép (2n – 1 – 1); thể ba (2n +1 ); thể bốn (2n + 2); thể bốn kép (2n + 2 + 2 ).
 
 
* Hậu quả của đột biến lệch bội: Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lêch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
 
– Ở động vật, thể lệch bội ở NST thường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu là thể lệch bội ở NST lớn chứa nhiều gen thì dẫn đến gây chết. Nếu lệch bội ở NST nhỏ, chứa ít gen thì gây nên các biến dị khác nhau.
 
– Ví dụ: Ớ người, hội chứng Đao do có ba NST 21 thể hiện các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chạm phát triển, si đần và không có con. Tỉ lệ xuất hiện hội chứng Đao tăng lên cùng với lứa tuổi người mẹ khi sinh đẻ. Tỉ lệ này ở những người mẹ dưới 30 tuổi là 0,05%, tuổi 40 là 1 % trên 45 tuổi ti lệ này tăng lên 2%. Do vậy, phụ nữ không nên sinh đẻ khi tuổi đã ngoài 35 vì ở những tuổi này sinh lí tế bào dễ bị rối loạn.
 
Bài 2:
 
Đề bài: Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
 
Lời giải chi tiết
 
Có 2 dạng đa bội là dị đa bội và tự đa bội
 
+ Tự đa bội ( đa bội cùng nguồn) là sự tăng 1 số nguyên lần số NST đơn bội (lớn hơn 2n) của cùng 1 loài, có 2 dạng là đa bội lẻ (3n. 5n,..) và đa bội chẵn (4n. 6n…)
 
 
+ Dị đa bội (đa bội khác nguồn) là hiện tượng bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau tồn tại trong 1 tế bào (thể song nhị bội)
 
 
Bài 3: 
 
Đề bài: Nêu một vài ví dụ về hiện tượng đa bội thế ở thực vật
 
Lời giải chi tiết
 
Ở thực vật, đa bội thể là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các nhóm cây, như: lúa mì lục bội (6n = 42), khoai tây tứ bội (4n = 48), chuối nhà tam bội (3n = 27), dâu tây bát bội (8n = 56), dưa hấu tam bội, nho tứ bội…
 
Bài 4: 
 
Đề bài: Nêu các đặc điểm của thể đa bội.
 
Lời giải chi tiết
 
– Đa bội thể là trạng thái trong tế bào chứa ba hoặc nhiều hơn ba lần số đơn bội NST (3n hoặc 4n, 5n…). Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n… NST gọi là thể đa bội.
– Thể đa bội: ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, có kích thước lớn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đa bội lẻ không hạt và có một số đặc tính khác (SGK). Thể dị đa bội có thể tạo ra loài mới.
 
 
Chuối tam bội (bên trên) và chuối lưỡng bội (có hạt bên dưới).
 
Bài 5: 
 
Đề bài: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
 
Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì? Câu trả lời đúng là:
 
A. Tất cả các tế bào cùa cơ thể đểu mang đột biến.
 
B. Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
 
C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đểu mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
 
D. Trong cơ thể sẽ có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến
 
Lời giải chi tiết
 
Các tế bào có 1 cặp NST không phân ly trong nguyên phân sẽ tạo ra 2 dòng tế bào con có bộ NST 2n+1 và 2n-1 đây là 2 dòng tế bào đột biến 
 
Các tế bào khác nguyên phân bình thường tạo các tế bào con 2n
 
như vậy trong cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào :dòng bình thường và dòng mang đột biến
 
Chọn D
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top