Trang chủ » Bài văn cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ trong bài mẹ tôi lớp 7 hay nhất

Bài văn cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ trong bài mẹ tôi lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình.
 
   Bức thư do bố En-ri-cô viết trong hoàn cảnh En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ, người bố viết thư này giúp En-ri-cô suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của mình.
 
   Để En-ri-cô nhận ra lỗi lầm của mình trước hết người cha thể hiện thái độ đau buồn, giận dữ và có phần thất vọng. Thái độ đó được thể hiện rõ qua những lời văn gay gắt, từ ngữ mạnh mẽ: “con đã thiếu lễ độ với mẹ” “bố không thể nén cơn tức giận” . Trong đoạn đầu bức thư ông đã hết sức nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con, thậm chí ông còn cảnh cáo: “Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”. Lời lẽ nghiêm khắc, thái độ dứt khoát dù có đôi chút nặng nề nhưng đã tác động phần nào đến nhận thức của En-ri-cô.
 
   Để En-ri-cô nhận ra sự thiếu lễ độ với mẹ là hoàn toàn sai trái, bức thư đã gợi lên hình ảnh dịu dàng, hiền hậu của mẹ, một hình ảnh bình dị mà vô cùng lớn lao.
 
   Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.
 
   Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” .
 
   Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.
 
Bài làm 2
 
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹquạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống  mẹ, có ai săn sàng sẻchia  ngọt bùi cùng con như mẹ.  Với  tôi  cũng vậy,  mẹlà người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹtôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹchỉcó khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên  khóe  mắt. Nhưng bốtôi  bảo  mẹđẹp hơn những  phụnư khác ởcái  vẻđẹp  trí  tuệ. Đúng vậy, mẹtôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vịcủa 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹlà người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹâu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cảgiác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờtôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹtruyền vào sâu  trái  tim  tôi,  qua  ánh  mắt, đôi môi  trìu  mến,  qua  nụcười  ngọt  ngào,  …  qua  tất  cảnhững gì của mẹ. tình yêu ấy chỉkhi người ta gần bên mẹlâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từnhỏđến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹnhư 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹsinh ra là đểchăm sóc con. Chưa bao giờtôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹchấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹtốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹthật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹmắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứđâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹđang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từtay mẹvà hét to:“ Sao mẹquá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹkhông có quyền động vào. Mẹác lắm, con không cần mẹnữa! ” Cứtưởng, tôi sẽăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹchỉlặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớcứgọi mãi ởngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướtđẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng vềkhuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tựan ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thếgiới không có mẹ, Không phải học hành, sẽrất hạnh phúc. Nhưng đó đâu  lấp đầy dược  cái  khoảng trống trong đầu  tôi.  Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽchạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờcái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cốnhắm nghiền mắt vì sợnếu mởmắt, cảm giác đó sẽbay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉlà 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bốxem mẹđã đi đâu. Bốtôi bảo mẹbịbệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏcủa tôi. Mẹnằm viện rồi ai sẽnấu cơm, ai  giặt  giữ, ai tâm  sựvới tôi?  Tôi  hối hận quá,  chỉvì nóng  giận quá mà đã  làm  tan  vỡhạnh phúc của ngôi nhà nhỏnày. Tại tôi mà mẹốm. Cảtuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụcười của mẹsao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, khôngcó mẹthì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớđén thếnhững món rau luộc, thịt hầm của mẹquá luôn. Sau 1 tuần, mẹvềnhà, tôi là người ra đón mẹđầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹđã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹkhóc, nói: “ Mẹxin lỗi con, mẹkhông nên xem bí mật củacon. Con … con tha thứcho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉmuốn nói: “ Mẹơi lỗi tại con, tại con hư, tất cảtại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹquan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹbù đầu với công việc mà sao mẹnhư có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹđã lo cơm nước cho bốcon. Rồi tối về, mẹlại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉlà bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bốcon tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từmẹ. Những bữa nào không có mẹ, bốcon tôi hò nhau làm việc toáng cảlên. Mẹcòn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉhết. Mẹđã cho tôi tất cảnhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kểcảnhững lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻnói với mẹnhưng rồi lại thôi, chỉmuốn nói rằng: Mẹơi, bây giờcon lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹbiết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹnghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉcúi đàu nhận lỗi và hứa sẽkhông bao giờphạm phải nữa. Khicon vui hay buồn, con đều nói với mẹđểđược mẹvỗvềchia sẻbằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹkhông chỉlà mẹcủa con mà là bạn, là chị… là tất cảcủa con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹởbên đểuốn nắn, nhắc nhở. Có mẹgiặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹơi, mẹhy sinh cho con nhiều đến thếmà chưa bao giờmẹđòi con trảcông. mẹlà người mẹtuyệt vời nhất, cao cảnhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹđâu. Có ai sẵn sàng che chởcho con bất cứlúc nào. Ôi mẹyêu của con! Giá như con đủcan đảm đẻnói  lên  ba  tiếng:  “  Con  yêu  mẹ!  ”  thôi  cũng được Nhưng con đâu dũng cảm, con  chỉđiệu đà ủy  mỵchứđâu được  nghiêm  khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹhiểu lòng con hơn. Mẹđừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹlà vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹgặp điều không may. mẹlà cảcuộc đời của con nên con chỉmong mẹmãi mãi sống đểyêu con, chăm sóc con, an ủi  con, bảo ban con và đểcon được  quan  tâm đến  mẹ,  yêu thương mẹtrọn đời. Tình mẫu tửlà tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗbao con người khôn lớn. Chính mẹlà nguời đã mang đến cho con thứtình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thươngmẹ, mong được lớn nhanh đểphụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹrằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹĐi suốt đời lòng mẹvẫn theo con. ”
 
Bài làm 3
 
Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thía bao nhiêu bài học về tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.
 
Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe: "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi. Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải.
 
Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con: "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô: "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người.
 
Thật đúng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát: "Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được. Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết: "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…". Thậm chí ông nói cực đoan rằng: "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,… của người bố gửi tới con? Hay còn vì những lí do nào khác nữa? Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư.
 
Chúng ta có thể hiểu thế này được chăng: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ.
 
Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chú bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng đã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi nhớ nhất bài ca dao này:
 
Công cha như núi Thái Sơn,
 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 
Một lòng thờ mẹ kính cha,
 
Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top