Trang chủ » Bài văn hào khí Đông A trong bài Tụng giá hoàn kinh sư lớp 7 hay nhất

Bài văn hào khí Đông A trong bài Tụng giá hoàn kinh sư lớp 7 hay nhất

Bài làm 1
 
Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng – thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán :                                   Đoạt sáo Chương Dương độ,                               
   Cầm Hồ Hàm Tử quan.                                   
Thái bình tu trí lực,                                   
Vạn cổ thử giang san.
Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim :                               
   Chương Dương cướp giáo giặc,                                 
 Hàm Tử bắt quân thù.                                   
Thái bình nên gắng sức,                                   
Non nước ấy ngàn thu. Bố cục tác phẩm gổm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu:                                   
Chương Dương cướp giảo giặc,                                 
 Hàm Tử bắt quân thù. Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhung Trần Quang Khải chí nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao ? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định dể giành thắng lợi cuối cùng ? Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cá triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phân khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm ? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tạc giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử ? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước – Hàm Tử – người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chi tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,… Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngấn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng dúc lại bằng hai từ : "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hoà, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ khống nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ". Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca. Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước :                                   Thái bình nên gắng sức,                                   Non nước ấy ngàn thu. Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài nâng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng. Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ :                                   Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,                                   Sơn hà thiên cổ điện kim âu.                                   (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,                                   Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải ? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A ? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào ? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tướng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII. Trở lại với bài thơ Phò giá vê kinh của Trần Quang Khải, ta thấy bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc, biểu cảm dạt dào. Trong bài thơ có nhiều từ Hán Việt, nhưng khá quen thuộc với chúng ta ngày nay, như : "Chương Dương độ, Hàm Tử quan, thái bình, trí lực, vạn cổ, giang sơn". Do đó, đọc thơ, chịu khó tìm tòi, suy ngẫm, chúng ta hiểu được và rung cảm được với ý thơ, hồn thơ của tác giả – người sống cách chúng ta gần một ngàn năm. Nếu ta gọi bài thơ Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, thì cũng có thể coi Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
 
Bài làm 2
 
Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
 
   Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
 
   Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường. Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
 
   Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc: Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu. Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông – Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm, hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
 
   Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.
 
   Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử: “Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”.
 
Bài làm 3
 
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc, nhà Trần đã đánh dấu những mốc son chói lọi với ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, tạo nên mộ thời đại oanh liệt với hào khí Đông A bất tử. Hào khí ấy đã được thể hiện rất đậm nét trong bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.
 
“Chương Dương cướp áo giặc
 
Hàm Tử bắt quân thù
 
Thái bình nên gắng sức
 
Non nước ấy nghìn thu.”
 
Bài thơ tuy chỉ có bốn câu nhưng đã lột tả được hết cục diện chiến tranh và hào khí của dân tộc ta dưới thời nhà Trần. Chương Dương là một bên sông ở hữu ngạn sông Hồng, nơi đây đã diễn ra trận thủy chiến ác liệt tháng 6 năm 1285. Bên kia tả ngạn sông Hồng lại là Hàm Tử, nơi diễn ra trận chiến mở màn cuộc phản công của nhà Trần tháng 4 nam 1825. Đó là hai trận chiến ác liệt đã làm nên chiến thắng lừng lẫy và làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. Từ thế bị động luôn phải rút lui bảo toàn lực lượng, ta đã chuyển sang thế chủ động tiến công địch “cướp áo giặc”, “bắt quân thù”.Hai câu thơ đã khắc họa tư thế của những người anh hùng dân tộc với bản lĩnh quả cảm vô song, phong thái ung dung đường hoàng và làm chủ tình thế. Hai câu thơ tuy rất bình dị nhưng dường như ta cảm nhận được âm vang cả tiếng trống trận thúc liên hồi, tiếng gươm khua và giáo đập cũng như tiếng hò reo dậy cả đất trời. Ta cảm nhận được hào khí Đông A “Ba quân thế mạnh nuốt trâu” và hình ảnh oai phong lẫm liệt của tướng sĩ nhà Trần. Dân tộc khi ấy đang ngập tràn cảm xúc hân hoan, kiêu hãnh, vị tướng thắng trận đang trở về kinh đô trong sự chào đón của nhân dân. Hào quang của chiến thắng rực rỡ nhưng không làm cho người ta choáng ngợp, ngây ngất. Ngay trong lúc tận hưởng niềm vui chiến thắng ấy, Trần Quang Khải đã nhắc nhở và mong ước đến một nền thái bình muôn thuở cho nhân dân, đất nước.
 
“Thái bình nên gắng sức
 
Non nước ấy nghìn thu”
 
Trải qua hai cuộc chiến tranh đau thương và mất mát, nhà Trần hiểu rất rõ về giá trị của hòa bình bởi để có được nó phải đổi lấy biết bao nước mắt và xương máu của đồng bào. Tác giả nhắc về hai trận đánh cũng chính là để nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng thành quả mà cha ông đã phải hi sinh xương máu để lại. Từ đó phải biết chung lòng góp sức, đem hết tài năng, khả năng và nhiệt huyết vào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập, hòa bình của nước nhà, làm sao cho non sông này được bền vững đến ngàn thu.
 
Bản thân niềm mong ước một đất nước thái bình và bền vững ngàn thu đã rất thiêng liêng và cao đep, tuy nhiên niềm mong ước ấy lại xuất phát từ chính niềm trăn trở, suy tư từ một vị tướng xuất thân đại quý tộc thì còn cao đẹp hơn nhiều. Trong khi khói lửa đao binh còn chưa tan, “bụi trường chinh” còn bám đầy trên áo giáp thì vị tướng sĩ ấy đã lo cho nước nhà, nghĩ cho đất nước và nhân dân.
 
Bài thơ đã là một bản hùng ca mở ra bằng hào khí chiến thắng, hào khí Đông A của dân tộc và khép lại bằng chính khát vọng hòa bình của dân tộc. Hai nguồn cảm xúc ấy đã làm cho bài thơ có tầm ảnh hưởng lớn lao, cho tới hàng ngàn năm sau người đời vẫn luôn ghi nhớ.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top