Trang chủ » Bài văn Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 5 hay nhất

Bài văn Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 5 hay nhất

Bài làm 1
 
Một công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏng vấn. 
 
Ứng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãy đến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!" 
 
Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. May mà đó chỉ là cửa bằng giấy, nếu không tay anh nhất định sẽ bị mảnh thuỷ tinh cứa chảy máu. 
 
Giám đốc cho gọi người thứ hai vào, đưa cho anh ta một thùng nước bẩn rất hôi thối: 
 
"Anh thấy căn phòng ở cuối hành lang không? Hãy đem thùng nước này đến dội lên mình anh công nhân đang nằm nghỉ ở đó. Anh không cần thông báo gì cả, cứ mở cửa vào và làm theo những gì tôi nói." 
 
Anh chàng lập tức bê thùng nước bẩn đi thực hiện nhiệm vụ. Căn phòng nhỏ kia rồi! Anh ta vội vàng đến đấy, áp sát tiếp cận mục tiêu. Cửa đóng, anh đạp mạnh, cánh cửa bật tung ra. Quả như lời giám đốc nói, có một người đang ung dung nằm nghỉ ở đấy. Anh chàng chẳng nói chẳng rằng bê cả thùng nước đổ xối xả lên thân người ấy. 
 
Nhiệm vụ hoàn thành, anh ta vội chạy thật nhanh ra khỏi phòng, hớn hở quay về báo cáo kết quả với giám đốc. Lúc này giám đốc mới cho anh ta biết "nạn nhân" kia chỉ là người sáp thôi. 
 
Đến lượt người thứ ba. Cũng giống hai lần trước, giám đốc lại cao giọng đưa ra thử thách: 
 
"Hiện giờ có một gã to béo đang ở trong phòng khách, anh hãy đến đây và đấm cho hắn hai quả trời giáng." 
 
Ứng viên thứ ba ngạc nhiên lắm: 
 
"Xin lỗi! Làm sao tôi có thể tấn công người khác khi không có lý do gì cả? Nhưng dù có lý do đi nữa, tôi cũng không thể sử dụng cú đấm một cách bạo lực như vậy. Thật tiếc nếu không được ông tuyển dụng, nhưng xin ông thứ lỗi, tôi không thể thực hiện mệnh lệnh của ông." 
 
Ứng viên thứ ba vừa dứt lời, giám đốc đã dõng dạc tuyên bố: anh đã trúng tuyển. Anh là người dũng cảm và có lý trí, quyết không thực hiện những mệnh lệnh vừa nhảm nhí vừa bạo lực của ông chủ. 
 
Tổng thống đồng thời cũng là vị tướng nổi tiếng Charles de Gaulle cũng đã từng gặp một người như thế. Đó là vào năm 1965, khởi nghĩa nhân dân bùng nổ ở Pháp, nhân dân thành phố Paris rầm rộ xuống đường, yêu cầu đương kim tổng thống Charles de Gaulle từ chức. Chardes de Gaulle mưu cùng kế cạn, vội tìm đến thành phố Baden-Baden nước Đức. Bộ tư lệnh Pháp quân được đặt ở đấy. Charles de Gaulle yêu cầu Tư lệnh Pháp quân ở Đức dẫn quân trở về Paris dẹp loạn. Ai ngờ cả hai lần ông đều bị từ chối thẳng thừng. 
 
Về sau, Charles de Gaulle vẫn mãi nhớ ơn vị tướng này đã dũng cảm từ chối mệnh lệnh của ông. Chardes de Gaulle còn nói: Trong lúc ông gặp nguy khốn, Thượng đế đã tìm đến với ông, run rủi cho ông gặp được vị tướng ấy. Nếu không, có lẽ ông đã trở thành tội đồ của lịch sử nước Pháp rồi! 
 
Biểu hiện của lòng dũng cảm được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Những câu chuyện kể trên đã minh chứng cho điều đó. Anh chàng ứng viên từ chối không thực hiện mệnh lệnh kì quặc của giám đốc là thể hiện lòng dũng cảm đáng ngợi khen. Vị tướng quân quyết không cầm quân làm chuyện trái ý dân, dù phải chống lệnh vị tổng thống nước mình cũng là lòng dũng cảm đáng được lịch sử tôn vinh. 
 
Dũng cảm hay không, không đơn thuần thể hiện qua hành vi, nó còn bao hàm cả lý trí và đạo nghĩa. Một hành động gan dạ nhưng không có lý trí, thiếu đạo nghĩa, chẳng thế gọi là dũng cảm được. 
 
Dũng cảm là từ ngữ mang ý nghĩa tốt, thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Chúng ta vẫn thường nghe các bậc cha me kỳ vọng ở con mình từ nhỏ:"Cha mẹ mong con sau này sẽ trở thành người dũng cảm." Các bà mẹ hay kể cho con trẻ nghe những tấm gương dũng cảm trong các câu chuyện cổ tích, tạo ấn tượng tốt đẹp ban đầu về lòng dũng cảm trong con trẻ. 
 
Thực ra, lòng dũng cảm được chia thành hai đoạn như đã nêu trên. Loại dũng cảm thi hành mệnh lệnh tuyệt đối là loại dũng cảm đáng sợ, cũng là loại dũng cảm ngu ngốc. Kiên trì theo đuổi chân lý, can đảm kháng cự với những ảo tưởng điên rồ mới là lòng dũng cảm đáng được khen ngợi và quý trọng nhất. 
 
Không phục tùng tư tưởng vừa chuyên chế vừa hoang tưởng, có nghĩa là theo đuổi và duy trì chân lý, công bằng chính trực. Đây mới là dũng cảm thực sự. Dũng cảm… hùa theo những việc làm sai trái chỉ là loại dũng cảm ngu muội mà thôi.
 
Bài làm 2
 
Hôm ấy, trên đường đi học về, chúng tôi vẫn men theo con đê đi về làng. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Tấm áo mưa nhỏ bé hầu như không thể nào che chở cho cái cặp sách khỏi bị đẫm nước.
Chúng tôi cứ lom khom bước đi. Thằng Quỳnh đi trước. Thằng Học đi thứ hai. Tôi đi sau cùng. Mưa hắt tối tăm mù mịt. Bỗng thằng Quỳnh kêu lên: "Ôi giời ơi!". Đứa bạn yêu quý của tôi bị trượt ngã lăn xuống sông. Nó chới với. Chỉ nhìn thấy tấm áo ni lông xanh lềnh bềnh và cái đầu đen lặn xuống nhô lên. Thằng Học và tôi khóc, kêu lên thất thanh.
 
Vừa lúc đó, thầy Quảng phóng xe máy lướt tới. Thầy vội nhảy xuống dòng nước cuồn cuộn. Thầy túm được mảnh ni lông. Thầy ôm được thằng Quỳnh nâng lên. Nước sông chảy xiết, thầy vùng vẫy mãi mới bế thốc được đứa học trò tội nghiệp lên bờ. Thầy vác thằng Quỳnh chạy nhanh vào cái lều hộ đê gần đó, Thầy dốc nước, làm hô hấp nhân tạo mãi thằng Quỳnh hồi tỉnh dần.
 
Hai đứa chúng tôi mặt mày tái mét. Đứng run cầm cập. Một lúc sau, mẹ thằng Quỳnh chạy trong mưa, ướt như chuột lột, vừa khóc vừa lao tới. Thím vừa ôm lấy con vừa khóc. Thằng Quỳnh mồ côi bố, ở với mẹ.
 
Nắm chặt lấy hai tay thầy Quảng, mẹ thằng Quỳnh khóc và nói: "cảm ơn thầy, thầy đã cứu hai mẹ con tôi…".
 
Hôm sau, chúng tôi mới biết hôm ấy thầy Quảng lên bệnh viện thăm con, đi ngang qua nghe tiếng kêu của chúng tôi mà cứu được thằng Quỳnh. Cái mũ bảo hiểm và cái kính cận của thầy bị nước lũ cuốn mất.
 
Thằng Hợi nói với tôi: "Thời chống Mỹ, thầy Quảng đi bộ đội đấy!". Tôi trầm trồ: "Thầy dũng cảm quá".
 
Bài làm 3
 
Hôm qua, trong chương trình "Người đương thời" của Đài Truyền hình Việt Nam có chiếu hình ảnh của chị Kiều Hải, một thương binh hạng nặng đã đi xe đạp suốt từ Nam ra Bắc để viếng thăm lăng Bác.
Chị Kiều Hải là một nữ biệt động Sài Gòn, chị bị giặc bắt năm chị mới mười sáu tuổi. Thấy chị là một cán bộ nguy hiểm, bọn giặc đã tuyên án và dày chị ra Côn Đảo. Tại đây, chị bị tra tấn rất dã man, nhiều khi chết đi sống lại. Tuổi trẻ của chị bị chôn vùi bởi đòn roi, bởi cái ngục tù khủng khiếp này.
 
Đất nước giải phóng, chị được trở về trong vòng tay của những người thân yêu. Nhưng thân xác chị đã không còn nguyên vẹn, bệnh tật hành hạ chị và rồi căn bệnh ung thư đang đe doạ tính mạng của chị. Với nghị lực và sức sống tiềm tàng vốn có, chị muốn trước khi nhắm mắt, trước khi từ giã cuộc sống tươi đẹp này chị muôn được ra thăm Bác Hồ, được thăm thủ dô yêu dấu, được di trên những con đường của Tổ quốc thân yêu. Thế là cuộc hành trình của chị bắt đầu. Trước hết chị phải tập đi xe đạp bằng một tay vì một cánh tay của chị đã bị liệt. Sau khi dã đi thạo rồi, chị chuẩn bị đồ dùng cá nhân, đồ ăn thức uống. Chặng đường đi của chị kéo dài hàng mấy tháng ròng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, một mình trên một chiếc xe chị gò lưng đạp. Những ngôi nhà hoang ở bên đường, những trạm gác là nơi nghĩ của chị. Có những hôm, chị đi suốt từ sáng đến chiều không gặp một ngôi nhà nào cả, thế là tảng đá bên đường, những dòng suối cũng trở thành chỗ nghỉ của chị. Nhiều lúc chị cũng gặp được những người dân tốt bụng, những đơn vị làm đường, họ đều tiếp đón chị ân cần, họ đều kinh ngạc trước ý chí và nghị lực của chị, họ luôn cầu chúc cho chuyến đi của chị mọi điều tốt dẹp và mong có ngày gặp lại chị.
 
Đoạn đường mà chị trải qua thật khó khăn gian khổ. Những đoạn đường có dốc cao, những đoạn đường bị sụt lở, chị phải đẩy xe bằng tất cả sức lực của mình. Sức người yếu ớt lại bệnh tật, người ta tưởng rằng chị sẽ phải gục ngã. Nhưng không, chị vẫn vượt qua. Con đường Trường Sơn đã hiện ra trước mắt chị, nó như tiếp thêm nghị lực cho chị, nó như mách bảo, thôi thúc chị phải cố gắng nhiều nữa. Và rồi vào một ngày đẹp trời chị dã đến thủ đô Hà Nội, chị được vào thăm lăng Bác, được nói với Bác ý nguyện của mình. Chị được gặp lại những người bạn chiến đấu ở trong tù, ở Côn Đảo trong đó có chị Võ Thị Thắng.
 
Chị được những người dân Hà Nội tiếp đón nồng hậu, họ cảm động về tấm lòng, ý chí và nghị lực của chị. Có bác sĩ đã ngoài tám mươi tuổi đã nhận chăm sóc sức khỏe của chị trong những ngày chị ở Hà Nội.
 
Tạm biệt Bác, tạm biệt Hà Nội chị quay trở về Thành phô' Hồ Chí Minh bằng xe đạp của mình. Đi đến đâu chị cũng được mọi người tiếp dón ân cần. Cuộc hành trình trở về này cũng đầy khó khăn gian khổ chẳng kém gì cuộc hành trình ban đầu.
 
Được chứng kiến cảnh chị Kiều Hải đạp xe, với vết thương ở ngực rĩ máu, tôi không sao cầm nổi nước mắt, tôi kính trọng tinh thần dũng cảm của chị, một người phụ nữ giàu nghị lực chứa đựng một sức sông tiềm tàng.
 
Tấm gương của chị mãi mãi là bài ca bất tận để cho thế hệ trẻ chúng tôi noi theo.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top