Trang chủ » Bài văn kể về cô giáo lớp 5 của em hay nhất

Bài văn kể về cô giáo lớp 5 của em hay nhất

Bài làm 1
 
Cô Trang có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: đủ; tổ hai: đủ; tổ ba: đủ; tổ bốn: đủ”.
 
Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: vừa hiền, vừa xinh hay còn nhiều thầy cô khác rất tuyệt sao lại kể cô toán?” Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả …vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.
 
Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Trang bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn. Lớp trưởng hô cho các bạn chào: “Học sinh Nam Trung Yên kính thầy, yêu bạn, chăm ngoan, học giỏi”. Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Trang quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Song, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán = vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Trang dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Trang. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.
 
Tôi rất biết ơn cô Trang! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn Cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, Cô ạ!”.
 
Bài làm 2
 
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
 
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
 
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
 
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
 
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
 
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
 
Bài làm 3
 
Tôi không phải là hoạ sĩ, vậy mà tôi luôn khát khao vẽ được một bức tranh. Một bức tranh mà mọi sắc màu của nó luôn ấp ủ, sông động mãi trong tôi…
 
Tôi còn nhó đó là một buổi tan trường năm tôi học lớp bảy. Tròi mưa. Mưa vào lúc tan trường thật oái oăm. Tôi đứng nép vào cửa phòng bảo vệ, buồn bã nhìn những giọt nưâc mưa rơi xuống từ các mái hiên. Những cái bong bóng như chơi ú tim trên sân trường… Tôi bỗng thấy nhớ mẹ… Mẹ đi công tác đã hơn một năm nay. Nhà chỉ có hai bô” con, bô” tôi bận việc suốt ngày. Bô chẳng bao giò đến đón tôi đâu…
 
Nam, em không có áo mưa à ?
Tôi ngước nhìn lên, cô Thảo đã dừng xe ngay cạnh tôi.
 
Cô nhìn tôi rồi lại nhìn vào nơi xa, vào khoảng không đang giăng giăng đầy tròi những giọt mưa.
 
Em không chờ được đâu, mưa còn lâu đấy ! Thôi lên xe cô đưa em về.
Tôi biết mình thật đoảng, ở nhà, bô” vẫn dặn là luôn luôn phải mang ấo mưa khi đi học, vậy mà tôi vẫn chủ quan. Nhưng tôi không muốn phiền đến cô, tôi muốn mình phải gánh chịu sai lầm của bản thân. Nhưng rồi ánh mắt của cô, ánh mắt không còn nhìn vầo khoảng không xa nữa mà rọi vào tôi, ấm áp như-muốn nói : “Thôi nào, con không chò được đâu, hãy lên xe đi, đừng ngại”. Tôi lên xe. Theo gió, mưa cứ ràn rạt, ràn rạt vào tà áo mưa cô che cho tôi, Tôi thu mình lại và bất giác cảm thấy mình như chú gà con núp trong đôi cánh của gà mẹ. Cái cảm giác được che chở, đùm bọc ấy thật khó qụên ! Tôi sẽ mòi cô vào nhà, pha nưốc mời cô uống cho ấm, và nếu bô” về rồi, bố” hắn phải vui mừng, biết ơn cô,… Tôi cứ miên man tưởng tượng ra cái không khí hồ hởi, cảm động trong gia đình khi đón cô, thì xe về đến nhà lúc nào không biết. Nhưng thật tiếc, cô đã không vào nhà. Những giọt nước mưa phả trên gò má cô, theo những món tóc xoã trên trán cô, lăn vào lòng tôi lạnh buốt. Tôi không thể pha nước mòi cô, cô không để cho bô’ tôi cảm ơn cô. Cô vội vã quay xe sau khi chào tôi : “Em vào nhà đi kẻo ướt”. Tôi chào cô và buồn mất mấy ngày với ý nghĩ : “Mình đã làm gì để cô phật ý ?”.
 
Cho tới lúc bọn bạn kháo nhau con cô bị ôm, tôi mới dần hiểu ra sự vội vã của cô, hiểu được cái nhìn của cô vào nơi xa, vào khoảng không mưa giăng giăng đầy trời kia. Chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi từ cái nhìn đó của cô, đã nảy nở niềm khát khao trong tôi : Một bức tranh về cô, về ánh mắt mà mỗi khi nhìn vào, tôi đều nhận ra đó là ánh mắt của người mẹ hiền dành cho đứa con yêu.
 
(Nguyễn Khánh Nam, Trường THCS Giảng Võ, Hà Nội, dẫn theo tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 13 (11 – 2006), tr. 52)
 
Bài làm 4
 
Đã bôn năm học trôi qua nhưng hình ảnh của cô giáo Linh, người dạy em năm học lớp hai, vẫn không thể phai nhạt trong tâm trí chúng em.
 
Em còn nhớ, hồi lớp hai, em viết chữ xấu nên ngày nào cô cũng nhắc nhở em luyện viết. Cô bảo :
 
Nét. chữ là nết ngưòi, em phải cô” gắng lên,
Thê rồi, cứ mỗi giò ra chơi cô đều bảo em ở lại luyện viết. Cô cầm tay em viết từng nét chữ và em đã không phụ lòng mong đợi của cô, cuối học kì I chữ em đã đẹp nhất lớp.
 
Hồi tháng ba năm ấy, mẹ em đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài còn bô” em lại đi làm ở trong miền Nam, thỉnh thoảng mới về. Em phải sang ở cùng bà ngoại, vì đây là lần đầu tiên em phải xa cả bô” cả mẹ nên em rất buồn. Hằng ngày đến lớp em chỉ biết khóc, nhưng cô giáo Linh và các bạn đã gần gũi, động viên em. Cô còn ôm em vào lòng và nói :
 
Bô mẹ em phải đi làm xa để kiếm tiền cho em ăn học. Nếu em thương bô” mẹ thì phải ngoan, học giỏi để bô” mẹ vui lòng nhé.
Tấm lòng của cô đã giúp em vượt lên. Trong lớp, em luôn được sự quan tâm đặc biệt của cô và các bạn. cổ cũng đã trỏ thành người mẹ thứ hai của em, lúc nào cô cũng quan tâm, chăm sóc em. Thỉnh thoảng cô lại đến nhà chơi,
 
thăm hai bà cháu em. Đế không phụ lòng bô” mẹ, thầy cô, năm lốp hai và trong cả cấp tiểu học, em đã trở thành học sinh giỏi và luôn được đi thi vở sạch chữ đẹp. Cô không chỉ quan tâm chăm sóc em mà cô còn quan tâm, chăm sóc tất cả học sinh trong lớp. Mỗi khi có bạn nào làm việc gì sai trái, cô không phạt mà chỉ nhắc nhở chúng em lần sau không được tái phạm nữa và cô rất buồn. Tuy không bị cô phạt nhưng từ khi cô làm chủ nhiệm, lốp chúng em trở thành một lớp ngoan, học giỏi nhất trường, cả lớp chúng em, ai cũng yêu mến cô Linh.
 
Năm cô chủ nhiệm lớp cũng là năm cuối cùng cô dạy học. Sau năm đó, cô nghỉ hưu và cô về nhà trồng rau, chăm sóc các con vật nuôi. Có lẽ vì quá yêu nghề dạy học nên cô đã không lập gia đình và sông độc thân trong một ngôi nhà nhỏ. Tuy đã bôn năm trôi qua nhưng mỗi khi lễ, tết chúng em thường rủ nhau đến thăm cô. Chúng em luôn tự hứa là mình sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng.
 
(Trần Thanh Huyền, Trường THCS Chu Văn An, TP. Thái Nguyên)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top