Trang chủ » Bài văn Suy nghĩ của em về sự tương phản giữa những chân dung lịch sử: Vua Quang Trung, quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống trong Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 hay nhất

Bài văn Suy nghĩ của em về sự tương phản giữa những chân dung lịch sử: Vua Quang Trung, quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống trong Hoàng Lê nhất thống chí lớp 9 hay nhất

Bài làm 1
 
Đoạn trích đã xây dựng hình ảnh người anh hùng áo vải có một không hai trong lịch sử dân tộc.
Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết:
Nghe tin giặc chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng lớn nhưng vẫn không hề nao núng, lại “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
Trong một thời gian ngắn, hơn một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã làm nhiều việc như:
“Tế cáo trời đất”lên ngôi Hoàng Đế.
Đốc xuất đại binh ra bắc.
Gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”.
Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An.
Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Ông còn là một con người sáng suốt và nhạy bén:
Ngay khi mấy vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi Hoàng Đế để chính danh vị, để cho nghĩa quân có niềm tin. Ông lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngôi vua đã được tính kĩ lưỡng với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh em tài giỏi, quan trọng hơn là để “yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người ”, được nhân dân ủng hộ.
Ông cũng vô cùng sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa địch và ta (được thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An).
Quang Trung đã chỉ rõ: “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc phương Bắc.
Ông còn tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi ai cũng muốn đuổi chúng đi ”.
Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu quả cảm chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.
Quang Trung đã dự kiến việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho mọi người phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: ông đã kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực” và ra kỉ luật nghiêm, “các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu như việc này bị phát giác, không tha một ai.”
Quang Trung còn là người sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi, cách dùng người, điều đó thể hiện rất rõ qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. 
Qua những lời nói ta thấy rõ: ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì: “Quân thua tại tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít, không địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “Đa mưu túc trí ”. Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao. Điều này chứng tỏ ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,… khiến tất cả quân tướng nể phục.
Quang Trung có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, mới khởi binh đánh giặc, chưa dành được tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói như đinh đóng cột là “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch đối với địch trong 10 năm tới đối với địch, thường chỉ biết “thắng việc binh đao thì không thể dứt ngay được”. Nếu mười năm nữa ta đã được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ, nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng.
Ông cho khao quân ăn Tết sớm, và hẹn sẽ chiếm lại Thăng Long ngày mồng 7 năm tới. Và trong thực tế sau đó, chiến thắng đã đến sớm hơn cả ngày hẹn.
Ông là người có tài thao lược hơn người:
Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) thì ngày 29 đã tới Nghệ An.
Tại Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn nhưng chỉ thực hiện trong một ngày. 
Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp, hợp quân, ra kế hoạch chiến đấu.
Đêm 30 tháng Chạp lên đường, tiến quân ra Thăng Long, vừa hành quân, vừa đánh giặc để chiến thắng chỉ trong năm ngày.
Hành quân xa liên tục với quy mô rất lớn mà cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, chiến đấu nhịp nhàng, hiệu quả, trong khi đó có đến một vạn quân mới tuyển trước đó vài ngày.
Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc thế mà Quang Trung đã hoạch định kế hoạch từ ngày 25 tháng Chạp đến mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, mà thực tế đã vượt trước hai ngày.
Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt trong cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì ” nổi bật là hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại.
 
Bài làm 2
 
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí ” (Hồi thứ 14)
Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, đã không chống đỡ nổi, tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,… chuồn trước qua cầu phao”.
Quân lính khi lâm trận thì “ai nấy rụng rời sợ hãi ”, xin ra hàng hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, đến nỗi “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
Như vậy, cả một đội quân binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy thoát thân, mạnh ai nấy chạy “đêm ngày đi gấp, không giám nghỉ ngơi ”.
Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí ” (Hồi thứ 14).
Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì mưu lợi riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
Bọn họ phải chịu đựng nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn tư cách của bậc quân vương,… 
Kết cục đã phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
Sau này khi đã sang Tàu, vua tôi Lê Chiêu Thống còn phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nhận xét về lối văn trần thuật ở đây.
Đoạn văn gồm hai cuộc tháo chạy đều được miêu tả rất thành công:
Đoạn văn miêu tả quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm ẩn sự sung sướng, hả hê của người viết.
Còn khi miêu tả vua tôi Lê Chiêu Thống, đoạn văn có nhịp điệu chậm hơn. Tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống. Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Các sự kiện lịch sử được ghi lại trung thực, cụ thể; diễn biến sự kiện được mô tả gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
Vừa chú ý miêu tả không khí chung của toàn bộ chiến dịch, vừa miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đạo quân (quân ta xông xáo, dũng mãnh, tổ chức nghiêm minh, còn quân giặc thì xộc xệch, trễ nải, hèn nhát).
Sử dụng lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ với miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
Thể hiện được tình cảm của người kể với đối tượng được trần thuật.
 
Bài làm 3
 
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng được viết bởi nhiều cây bút đến từ dòng họ Ngô Thì. Ngày nay, tác phẩm này trở thành tấm gương giàu giá trị để các thế hệ trẻ soi chiếu lịch sử đất nước trong khoảng mấy chục năm đầy biến động cuối thế kỉ XVIII. Hồi 14 là một trong những hổi hấp dẫn và kịch tính nhất của tác phẩm. Đến với hổi 14, chúng ta không chỉ đến với những biến động lớn lao mà còn nhận ra sự đối lập rõ rệt và đầy thú vị giữa các chân dung lịch sử như vua Quang Trung, vua tôi Lê Chiêu Thống, quân tướng nhà Thanh.
 
Được viết theo thể chí, một thể loại ghi chép sự vật sự việc, cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử sâu sắc. Toàn bộ tác phẩm tái hiện sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn huyền thoại. Trong 17 hổi của tác phẩm, hồi thứ 14 phản ánh bối cảnh và bước ngoặt lịch sử vua Quang Trung đại phá quân Thanh trong khoảng thời gian ngắn ngủi và dồn dập. Tái hiện chiến thắng vẻ vang của vua Quang Trung, sự thất bại thảm hại của bè lũ Tôn Sĩ Nghị và cuộc chạy trốn đớn hèn, đau xót của vua tôi Lê Chiêu Thống, đoạn trích đã làm nổi bật sự đối lập giữa hình tượng vua Quang Trung với quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống cả vẽ bản lĩnh, khí phách, sự mưu trí và tẩm vóc lịch sử.
 
Hình tượng vua Quang Trung là một trong những bức chần dung đẹp nhất trong toàn thiên tiểu thuyết nói riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung vẻ đẹp ấy được khắc họa ở vai trò người lãnh đạo tài ba, quyết đoán, yêu nước và bản lĩnh phi thường. Hành động quyết đoán và trí dũng bộc lộ ngay trong sự kiềm chế cơn giận dữ khi người anh hùng biết tin giặc Thanh giày xéo Thăng Long. Thay vì nổi giận lôi đình như người thường, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đánh tan âm mưu xảo quyệt “phò Lê diệt Trịnh” của quân Thanh và làm yên lòng dần. Hành động của nhà vua nhanh gọn và chắc chắn như những nước cờ thần kì. Vua thân chinh ra Bắc, trong khoảng thời gian ngắn đã giải quyết rất nhiểu việc như gặp Nguyễn Thiếp hỏi cơ mưu, chiêu mộ binh lính, tuyển tướng, duyệt binh ở Nghệ An và nhanh chóng lên kế hoạch tiêu diệt quân xâm lăng… Những hành động này đều nhờ một trí tuệ sáng suốt, tài nàng thao lược thần kì và tầm nhìn xa trông rộng của vị minh quân và cũng là vị thủ lĩnh tài ba. Dù chưa đặt chân ra Bắc đã đoán được tình hình, “phương lược tiến hành đã có tính sẵn”. Nhà vua khẳng định “chẳng qua mười ngày sẽ đánh đuổi được người Thanh”, không quá mười ngày sẽ giành được Thăng Long và sau này quả đúng như vậy.
Là người yêu nước thương dân và cũng hết sức thận trọng, vua Quang Trung hiểu rõ quân địch: “Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắtTấy làm thẹn mà lo mưu báo thù”, từ đó lo lắng cho cuộc sống của dân chúng “như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nõ nào như vậy”. Với tầm nhìn và tấm lòng vì dân, vua bàn định kế hoạch cho đất nước mười năm sau chiến tranh “cho yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta sợ gì chúng”.
 
Vua Quang Trung dụng binh như thần, dưới trướng của nhà vua, đội quân chỉnh tể “các quần đêu nghiêm chỉnh đội ngủ mà đi”, “cả năm đạo quân đêu lạy vâng mệnh lệnh, đúng ngày, gióng trống lên đường ra Bắc”. Nhờ tài năng quân sự kiệt xuất, nhà vua đã tổ chức một cuộc hành quân thần tốc bậc nhất trong lịch sử quân sự nước ta. Không những thế, vua lại thấu hiểu lòng binh sĩ, nắm rõ thế mạnh, điểm yếu của từng tướng lĩnh. 
Tướng lĩnh đã chạy, quần giặc như rắn mất đầu “tranh nhau qua cầu sang sông”, giày xéo lên nhau mà chết rất nhiểu. Trước thất bại thảm hại ấy, cả quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”. Ngay cả khi đang chuẩn bị được một người hào thiết đãi, chợt nghe tin quân Tây Sơn đuổi đến lại vội tìm “con đường sống chạy gấp lên cửa ải”, “theo lối tắt trong núi mà đi” để bắt kịp Tôn Sĩ Nghị, sống đời lưu vong. Âu đó là số phận tất yếu của những kẻ hại nước phản dân để giữ lợi ích cho dòng họ của mình.
 
Bằng nghệ thuật tương phản, nhóm tác giả Ngô Thì không chỉ khắc sâu sự đối lập giữa những chân dung lịch sử thế kỉ XVIII mà còn đem lại cái nhìn khách quan vê' chiến thắng vẻ vang của chính nghĩa và kết cục tất yếu của phi nghĩa. Dù là bể tôi nhà Lê nhưng những cây bút dòng họ Ngô Thì đã thể hiện cái nhìn khách quan với thái độ kính trọng vua Quang Trung tài ba và sự ngậm ngùi, đau xót trước cảnh khốn cùng của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Chính những hình tượng lịch sử trên đã đem lại cho thế hệ ngày nay nhiều bài học đắt giá. Lịch sử Việt Nam đã phải trải qua nhiều đau thương và mất mát để có được cuộc sống tự do, hạnh phúc như hôm nay. Đoạn trích nhắc nhở về một giai đoạn nhiều biến động và bồi đắp cho chúng ta tình yêu lịch sử, sự khâm phục những con người kiệt xuất của đất nước.
 
Những chân dung lịch sử tương,phản trong đoạn trích hổi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã đem lại bức tranh sống động, gay cấn vê' biến động lịch sử cuối thế kỉ XVIII và mở ra cái nhìn lịch sử qua những cá nhân cụ thể. Điều đáng quý của đoạn trích còn nằm ở sự lan tỏa niềm cảm hứng với lịch sử nước nhà và những nhân vật lịch sử cụ thể để thế hệ trẻ quan tâm hơn nữa tới quá khứ của dân tộc, như lời Bác Hổ đã từng căn dặn:
 
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top