Bài làm 1
Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.
Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.
Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:
"Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm."
Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:
"Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng."
Thép Mới
Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.
Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.
Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.
Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.
Bài làm 2
Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.
Bài làm 3
Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Năm xưa, cây tre đã trở thành vũ khí để người anh hùng Thánh Gióng đánh tan giặc ân cứu nước. Ngày nay, cây tre vẫn gắn bó với người dân Việt Nam như một điều không thể thiếu và trở thành biểu tượng của chí khí bất khuất, kiên cường của người Việt Nam.
Thân cây tre trông có vẻ gầy guộc nhưng chúng mọc cao vút lên trời. Nhìn cảm giác như cây tre muốn đâm toạc cả trời xanh. Hình ảnh cây tre khiến em có liên tưởng đến những người chiến sĩ cộng sản Việt Nam khi xưa cũng có dáng đứng kiên cường và bất khuất giống như vậy. Mặc dù gầy guộc nhưng tre không bao giờ mọc riêng lẻ. Chúng mọc với nhau thành từng lũy, tạo thành khối sức mạnh đoàn kết mà không một thế lực nào có thể chia rẽ được. Đó cũng chính là một đức tính tuyệt vời của người dân Việt Nam. Thân cây tre có màu xanh, chúng chia thành nhiều đốt và có lẽ là người Việt Nam không ai là không biết đến truyện cổ tích cây tre trăm đốt.
Lá của tre dài, nhọn và mỏng. Khi những cơn gió trời bay ngang qua, lá tre reo hò trong niềm vui sướng tột đỉnh. Chúng nghiêng mình theo hướng gió và cất vang bài ca của riêng mình. Nhìn lũy tre đầu làng reo vui mỗi buổi chiều tan học em lại thấy cuộc sống này thật tuyệt diệu làm sao. Đôi khi chẳng cần đến những điều phức tạp mới làm nên niềm vui cho con người. Những điều bình dị như thế này cũng là quá đủ để cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là sau những trận bão to, cây tre vẫn hiên ngang như chưa hề có cơ bão nào vừa ngang qua nó.
Bên dưới những bụi tre là những cây măng non đang mọc. Nếu cây tre là biểu tượng của người dân Việt Nam thì búp măng non chính là biểu tượng cho thế hệ học trò chúng em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những búp măng non ấy một ngày sẽ thành những cây tre cao lớn và hiên thang, tiếp tục một vòng tuần hoàn của sự sống.
Mỗi chiều đi học về, chúng em đều đi qua lũy tre đầu làng. Thường thường, chúng em đều vẫy tay chào lũy tre giống như chào một người bạn của mình. Những ngày cuối tuần, chúng em cũng thường chơi xung quanh gốc tre. Nào là bịt mắt bắt dê, nào là ô ăn quan. Chỉ là những trò chơi dân gian thông thường và chơi ở đâu cũng được nhưng không hiểu vì lý do gì mà chúng em chỉ thích chơi dưới lũy tre này thôi. Ở đây dù trời có nắng mấy thì cũng thành dâm mát bởi lũy tre đã che hết cái nắng gắt của mặt trời đi rồi. Cứ như vậy, từng ngày, từng ngày cây tre đã chứng kiến tuổi thơ của chúng em, chứng kiến sự đổi thay của làng quê em. Đối với chúng em, lũy tre chính là một kho báu.
Tre có ích với người dân Việt Nam lắm nhé. Thân tre thì có thể dùng làm đũa, làm bàn ghế, làm phên rách, làm cột nhà,… Người ta còn dùng tre để làm bè qua sông. Nếu “kể công” thì có lẽ chẳng thể nào kể hết được những lợi ích của cây tre Việt Nam. Chỉ biết rằng cây tre còn thì người Việt còn, người Việt còn thì nước Việt còn.
Bây giờ đây khi Việt Nam đang trên đà hội nhập, có rất nhiều những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Quê hương em cũng vậy, đời sống của người dân khấm khá lên cũng là nhờ có những cây tre này. Vì vậy mà những bụi tre không bao giờ bị người dân phá bỏ. Yêu lắm cây tre của con người Việt Nam.