Trang chủ » Bài văn Từ bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa học và hành lớp 8 hay nhất

Bài văn Từ bàn luận về phép học em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa học và hành lớp 8 hay nhất

Bài làm 1
 
Chúng ta vẫn thường nghe những câu tục ngữ như "Học đi đôi với hành" hay "Người có học, có thể thay đổi cả thế giới",.. Quả đúng là như vậy, từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Con người sống trong xã hội cần phải có học thức để sinh tồn và phát triển trong sự nghiệp. Vì vậy, khi vừa lên ngôi hoàng đế, Quang Trung đã chiêu tài các quân sĩ và Nguyễn Thiếp đã tấu lên nhà vua bài "Bàn luận về phép học" đúng đắn "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý". 
 
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ học là gì? Hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, lưu trữ lý thuyết cũng giống như các máy tính là lưu trữ thông tin và dữ liệu nhưng chúng ta học linh hoạt và phải có chiều sâu, hiểu rõ vấn đề chứ không phải học vẹt, học gạo, phải vừa học vừa suy nghĩ mới phát huy hết khả nắng của mình. Hành gọi chung là thực hành, luyện tập, đưa những kiến thức đã học áp dung vào thực tế đời sống.
 
Vậy tại sao người ta thường nói "Học đi đôi với hành", học và hành lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau? Bởi học vấn là điều tất yếu mà mỗi con người chúng ta cần phải có. khi học xong lý thuyết thì phải thực hành ra đời sống thực tế. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đa nhấn mạnh "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý".
 
Con người ta, học cốt để trở thành người có trí tuệ, lý trí, nghị lực. Khi học, con người chúng ta phải hiểu rõ mục đính của việc học để sau này không lệch lạc, không ra rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân phi gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để "lập đức", "lập công", để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc ấy"triều đình ngay ngắn, thiên hạn thịnh trị". Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học bất trí lý. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu qua cao hơn. Nếu học được lý thuyết thì cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói "Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương trợ giữa hai yếu tố " học" và "hành" trong cuộc sống. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lý thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời với nhau. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng vào những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở nên vô ích. Sau mỗi bài học lý thuyết là bài tạp để củng cố, sau mỗi tiếp thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Học mà không hành thì sẽ ra sao? Học mà không hành thì giống như ông cha ta đã từng nói "Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ…". Tức là nếu như học mà không "tiêu hóa", không "hành" thì khác gì con tằm ăn dâu, mà nhả lại những gì kẻ khác đã nói. Học như thế, không có ích gì cho bản thân mà còn hạ phẩm cách của con người ngang hàng với máy móc. Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận. Nhưng nếu chỉ có hành mà không học thì sẽ trở thành kẻ phá hoại. Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta thu được từ sách vở, nhà trường phải áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Chẳng hạn như chúng ta vừa nghe giảng bài với những kiến thức cơ bản, với những định nghĩa, định luật, kiến thức khó nhớ nhưng nếu áp dụng vào bài tập thì kiến thức sẽ được nhớ lâu.
 
Qua đó tác giả cũng phê phán những kẻ chuộng hình thức lấy việc học để khoe mẽ thì không còn cần thiết bởi thực tế đã chứng minh"trăm hay không bằng không bằng tay quen", nghĩa là nếu như học lý thuyết thì chỉ là lý thuyết suông, trong công việc chỉ là "chỉ tay năm ngón", còn khi vào công việc sẽ trở nên lúng túng làm hỏng việc. Chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ học gạo, hay học đối phó, học vẹt. Song song với việc thực hành những điều trên, chúng ta cần nhận ra hậu quả của việc học vẹt và lười học, học đừng như máy thu âm chỉ biết lặp lai những gì người khác nói và cũng đừng suy nghĩ như những con rô bốt, cả hai điều này đều rất tai hại.
 
Do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đanh giá đúng mức mối quan hệ giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bộ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Học mà không có hành thì chỉ như lý thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cũng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình. Không thể xem nhẹ mặt này hay mặt kia. Học và hành là phương pháp đúng giúp chúng ta có kiến thức, có kỹ năng. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp chúng ta có chỗ đứng trong xã hội, giúp chúng ta sinh tồn và phát triển trong tương lai sự nghiệp.
 
Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỷ nhưng lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về một cách học đúng đắn vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Chỉ có học kết hợp với thực hành mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy chúng ta phải noi theo lời dạy của ông.
 
Học luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của bất cứ quốc gia nào nên chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng lớn lao của sự học và phải luôn khắc ghi những lời dạy của ông cha ta xưa. Em thấy mình cần phải chăm chỉ rèn luyện, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa dể trở thành một công dân tốt cho xã hội, để sau này lớn lên góp phàn xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.
 
Bài làm 2
 
Như chúng ta đã biết, từ lâu việc học đã được đặt lên hàng đầu và một đất nước có nền giáo dục tốt, có nhiều người tài, có cách học đúng đắn là một nước phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Từ xưa đến nay, việc học đúng đắn luôn là mối quan tâm của những học sinh và những thầy, cô giáo yêu nghề, chúng ta đều mong muốn việc học đạt được kết quả cao và tốt hơn. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp – một người tài giỏi, một trợ thủ đắc lực của vua Quang Trung đã từng dâng lên vua bản tấu "Bàn luận về phép học "để vua có thể trị vì đất nước phồn vinh, làm cho nước phát triển. Trong bản tấu, Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chân chính của việc học và cách học đúng đắn để tìm ra nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước. Một trong những cách học đúng đắn và hiệu quả nhất mà ngày nay chúng ta vẫn luôn áp dụng chính là học đi đôi với hành.
 
Vậy học là gì? Hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của mỗi người. Học là nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Học là phương pháp tốt nhất để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Ở trường, khi bạn ngồi lắng nghe thầy cô giáo giảng bài cũng là học, nhìn để biết, thầy cô đang viết gì cũng là học,… Học luôn luôn có ở mọi lúc, mọi nới trong cuộc sống của mỗi con người. Hành là quá trình vận dụng kiến thức mà chúng ta đã được học vào bài tập, đời sống, cách giao tiếp,… Hành nói chung lại là thực hành, Hàng giúp cho việc học của mỗi chúng ta thêm trôi chảy.
 
Từ xưa, ông cha ta đã dạy:" Bất học, bất tri lí ", có nghĩa là " không học, không biết rõ đạo lí ". Hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã nêu trong bài tấu:" Ngọc không màu, không thành đồ vật. Người không học không biết rõ đạo ". Từ đó, mục đích chân chính của việc học là gì? Học để trở thành người là ý nghĩa lớn nhất của việc học. Theo quan niệm của người xưa thì người có học có hơn, có học vẫn luôn có tiếng nói trong xã hội vì người có học thì là người am hiểu đời sống, am hiểu đạo lí và lẽ phải. Học để trở thành người có ích cho xã hội, học để trở thành niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô. Nếu học, con người ta sẽ có tư tưởng thoáng hơn, có đầu óc linh hoạt hơn người không học. Người không có học thì đầu óc không được mở mang, học được tiếp xúc nhiều với kiến thức cần có. Nếu chúng ta học giỏi, học tốt có được nhiều giải thưởng to và cao trong nhiều cuộc thi trí tuệ thì sẽ trở thành niềm tự hào gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường. Hay như ông Nguyễn Thiếp đã đưa ra ý kiến của mình rằng đất nước càng có nhiều người tài thì đất nước càng phồn vinh, càng phát triển thịnh vượng. Học là để trở thành con người am hiểu đạo sống, am hiểu nhân loại và muôn loài. Học để góp phần làm cho đất nước phát triển, góp phần xây dựng đất nước đi lên, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời Bác nói:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ".
 
Vì sao học phải đi đôi với hành? Tuy học có rất nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng nếu không áp dụng kiến thức được học vào đời sống thì việc học cũng không trở nên trôi chảy. Bác Hồ đã từng nói:"Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học không có nghĩa, hành mà
 
không học thì hành không trôi chảy". Thực tế đúng là như vậy, nếu chúng ta chỉ ngồi nghe thầy cô giảng không thôi mà không làm bài tập vận dụng thì lâu ngày kiến thức được học sẽ bị phai dần đi rồi một thời gian sau, kiến thức sẽ bị quên lãng hoàn toàn nếu không còn sử dụng tới. Như thế, việc học của chúng ta trở nên không có ích, không những làm cho chúng ta bị rỗng kiến thức mà còn làm cho chúng ta phải học lại từ đầu, vừa mất sức vừa mất thời gian. Trên lớp, nếu sau khi học xong lí thuyết, chúng ta áp dụng ngay vào bài tập và về nhà làm thêm bài tập về nhà nữa thì kiến thức sẽ được lưu giữ lại trong đầu, rất khó quên. Cũng như khi chúng ta nấu một món ăn nào đó nhưng chỉ đọc nguyên liệu, cách làm, cách trình bày mà không thực hành nấu thì làm sao chúng ta có thể nấu một món ăn thật ngon được, mọi việc đều được kết hợp giữa học và hành. Ngược lại nếu hành mà không học cũng không trôi chảy. Giả sử như chúng ta viết một bài văn nhưng chỉ biết viết mà không biết phải viết như thế nào cho đúng, cho hay thì bài văn không đạt kết quả cao. Hay chỉ biết nấu canh nhưng lại không biết cho gì vào trước, cho gì vào sau thì món canh của chúng ta sẽ không ngon mà ta cũng chưa chắc đã ăn được. Hành mà không học thì sẽ rỗng kiến thức, kết quả học tập sẽ không được như mong muốn. Học mà không hành thì chẳng khác nào " chỉ tay năm ngón ", chỉ biết nói mồm chứ không biết làm.
 
Bên cạnh đó thì chúng ta phải học như thế nào? Cách học nào thì đúng đắn và có hiệu quả cao? Từ những điều nói trên thì học đi đôi với hành là tốt nhất, vừa có được kiến thức lại áp dụng trôi chảy vào đời sống và bài tập. Qua đó thì La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã đưa ra cách học đúng đắn. Điều đó đã được nêu rõ trong bản tấu mà ông dâng lên vua Quang Trung. Theo ông, muốn tìm được nhiều người tài giỏi thì vua phải cho xây dựng nhiều trường học với nhiều thầy cô giỏi. Việc học phải lấy tiểu học làm gốc, tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học từ cơ bản đến nâng cao, lấy kiến thức cơ bản nhất làm nền móng. Học rộng, học nâng cao nhưng phải biết tóm gọn lại. Học đến đâu phải hiểu và nắm chắc kiến thức đến đó, học cao thì phải biết thực hành nhiều để áp dụng vào thực tế cũng như không làm rỗng kiến thức. Nguyễn Thiếp đưa ra cách học trên để vua Quang Trung tìm được nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước, làm cho triều đình ổn định, đất nước thái bình, thịnh vượng, phát triển phồn vinh. Chúng ta cũng nên lấy cách học đúng đắn này để học tập tốt hơn. Ngoài ra, La Sơn Phu Tử cũng phê phán những kẻ học vẹt, học đối phó, học giấu dốt, học để được làm quan, được an nhàn mà hưởng lộc,… Nếu học không đúng cách như thế thì sẽ làm cho đất nước suy thoái. Thử hỏi nếu ai cũng có suy nghĩ học để được sung sướng cho bản thân thì liệu đất nước có phát triển được hay không? Không những thế, nếu ai cũng học đối phó thì có thể trở thành người có ích được hay không?…
 
Qua đó, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là:" Chúng ta phải làm gì?". Mỗi học sinh như chúng ta nói riêng và mỗi con người Việt Nam nói chung cần noi theo cách học đúng đắn mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra để góp phần đưa đất nước, dân tộc phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải học tập chăm chỉ, học đi đôi với hành để áp dụng kiến thức vào thực tế, để trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải phê phán những kẻ học giấu dốt, học vẹt, học đối phó, học vì lợi ích của bản thân, vì được làm quan to chức lớn để được an nhàn mà hưởng lộc. Một đất nước càng có nhiều nhân tài thì càng phát triển phồn vinh, ngược lại đất nước có nhiều kẻ thiếu hiểu biết, lười học, chỉ nghĩ cho bản thân thì kinh tế sẽ đi xuống, nhân dân không được ấm no, hạnh phúc, cuộc sống khó khăn, lạc hậu. Vì vậy, là một học sinh, em thấy vô cùng tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta, vừa thấy khâm phục La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vì tài năng và lòng tận trung tận lực với triều đình và đất nước của ông. Không những thế, em còn tự hứa với bản thân rằng sẽ cố gắng học tập và noi theo ông Nguyễn Thiếp để trở thành người có ích cho xã hội.
 
Với cương vị là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng và là một công dân Việt Nam nói chung, em thấy tất cả mọi người chúng ta cần phải học tập theo tấm gương của Bác và lời dạy của Bác:" Học phải đi đôi với hành ". Qua đó, em còn thấy mình cần bổ sung những thiếu sót mà mình còn thiếu và học tập chăm chỉ để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đất nước. Học để xây dựng đất nước. Học để trở thành người am hiểu mọi thứ. Học để hoàn thiện bản thân và giúp đỡ cho mọi người xung quanh. Nhà bác học Lê-nin đã từng nói:" Học, học nữa, học mãi ".
 
Bài làm 3
 
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những con người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu “Bàn luận về phép học” của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính để vua lấy đó mà răn mọi người, còn mỗi người cũng lấy đó làm tiêu chí cho việc học của mình. Trong rất nhiều tiêu chí ấy, Nguyễn Thiếp nhắc tới việc học phải đi đôi với hành.
 
Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” trong phần cuối của bàitấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp): “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Bác Hồ cũng đã khẳng định: “Học để hành, học với hành phải đi đôi.Học mà không hành thi học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Vậy học và hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện những kĩ năng. Trên con đường phát triển, con người đã tích luỹ được một kho tàng kiến thức khổng lồvà truyền lại cho đời sau. Học là tìm những điều hữu ích từ kho tàng khổng lồ ấy để làm giàu vốn tri thức của mình. Học có thể hiểu rộng ra là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. “Học” còn là trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để thụt lùi, lạc hậu. “Học” là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Còn “hành” nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thểtách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Học là để hiểu biết còn hành làđể quen tay. Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Bởi thế học và hành hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan… lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là “học” mà không “hành”, là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Ngược lại nêu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thìviệc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trởngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. Do vậy việc học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thực tế, thực hành trong thực tiễn cuộc sống. Một thực tếcho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổthông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để… thi đỗ đại học. Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước được đưa vào các trường học nhưng việc áp dụng và hiệu quả của phương pháp này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Hậu quả sâu xa hơn của việc “học” không đi đôi với “hành” là có nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp cuộc sống mới tự hỏi: “Không biết việc chọn trường chọn ngành của mình đã đúng hay chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần những người có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá thì việc “Học đi đôi với hành” càng trởnên quan trọng hơn bao giờ hết.
 
Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân chính. Trong bài “Bán luận về phép học”, tác giả đã chỉ rõ học chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ dễ đến khó, học để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy đểhọc và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc vềmối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm đểchứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả làđáng trách. Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kếthừa thếhệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lí thuyết. Thậm chí hành mà không học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….Chính vì vậy nên học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết, chúng ta vận dụng ngay vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẽ rút ra được không ít những kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp và tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế. Bởi vậy mỗi chúng ta hãy hiểu và thực hiện học đi đôi với hành để đem lại hiểu biết, kĩ năng làm việc cho bản thân và góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng đất nước, đưa dântộc vượt đói nghèo, sánh ngang với các nước trên thế giới. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
 
Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trởnên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Hãy chọn cho mình một lối đi vào đời, theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Học và hành để có tri thức, đê làm một con người sống đạo đức. Như thế mới cóthể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top