Bài làm 1
Ca ngợi tinh thần lao động không còn là một chủ đề xa lạ với chúng ta, nhưng trong lĩnh vực thơ ca liệu rằng có bao nhiêu tác phẩm làm rung động được tâm hồn độc giả? Có lẽ những ai yêu thơ ca về tinh thần lao động sẽ không thể nào quên được bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – một trong những tác phẩm nổi tiếng của Huy Cận.
Huy Cận viết bài thơ này vào năm 1948 tại vùng biển Quảng Ninh . Bài thơ ra đời trong 1 thời kì sôi nổi: miền bắc nước ta , xây dựng và phát triển kinh tế , văn hóa. Cho nên đây là 1 áng thơ hay , nổi bật lên đời sống lao động . Nói lên 1 hành trình khép kín của 1 chuyến ra khơi đánh cá và trở về. Hình ảnh thơ kì vĩ, lớn lao, nhịp điệu khỏe khoắn , vươn dài , giọng thơ lãng mạn tự tin, say sưa, thể hiện được tâm hồn tình cảm của con người lao động xã hội chủ nghĩa mới .Và bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh làm lay động tâm hồn mỗi người:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Điểm nhìn nhà thơ đây là 1 điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa bờ mới thấy được vùng biển phía tây nơi mặt trời đang lặn xuống giống như hòn lửa khổng lồ Cảnh này chỉ có thể thấy được trong buổi chiều hè . Giác quan của nhà thơ mở ra trong trí tưởng tượng của người đọc những liên tưởng so sánh bất ngờ thú vị: Vũ trụ bao la huyền bí như 1 cái nhà không là mà đêm tối cánh cửa sập xuống , là những con sóng vỗ rì rầm lúc trời đêm . Cái quang cảnh kết thúc thật thú vị với hình ảnh nhân hoa sóng và đêm này. Chính thời điểm này vũ trụ bao la đã đến giờ đi ngủ . Mọi người đều đang trong những giây phút nghỉ ngơi sau những ngày dài lao động nặng nhọc . Vậy mà đoàn thuyền đánh cá mới bắt đầu khởi hành
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng giớ khơi
Từ lại cho thấy đây là sự tiếp diễn liên tục nhịp điệu lao động của họ . Cảnh ra khơi khi hoàng hôn xuống này diễn ra rất thường xuyên Cho thấy đời sống lao động thất vất vả . Đời sống nghèo khổ đã đưa họ vào con đương cơ cực . Người người được nghỉ ngơi thì họ phải lao động lại làm việc để đem lại hạnh phúc cho người thân , gia đình và xã hội . Nhưng nêu như thuyền được trang bị những dụng cụ đánh bắt tối tân hiện đại thì việc đánh cá há sợ gì khổ . Vậy mà thuyền ở đây lại rất tồi tàn , lạc hậu . Chỉ có chiếc buồm căng với gió . Buồm căng là 1 hình ảnh rất thực . Thực vì gió mạnh trên biển khơi đã đẩy thuyển đi thông qua cánh buồm . Nhưng ta nghe câu hát căng buồm thi lại hư ảo . Tuy vậy chính cái hư ảo ấy lại biểu hiện được cái gì đó thực , đó là khí thế mạnh mẽ của con người trong lao động tập thể . Tiếng hát đó chính là sự thể hiện niềm vui của những người đánh cá , khi họ cảm nhận rõ ràng sức mạnh vĩ đại của tập thể trong lao động thì nó sẽ nảy sinh lên những điều kì diệu mà 1 vài cá nhân đơn lẻ không thể nao làm được . 1 mùa màng bội thu , cùng nhau chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt . Nghĩa là cứ mỗi lần ra khơi thì niềm vui lao động lại tới . Có khác chi kiểu nói của Chế Lan Viên
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
Chỉ 1 tiếng hát thôi mà đã nói được bao điều về thân phận , về sự tự ý thức của con người qua 2 chế độ. Cũng không còn nữa cái cảm nhận từ nghìn xưa về sự nhỏ bé yêu đuối của con người trước biển cả chứa đầy sức mạnh tàn phá , hủy diệt vô cùng dữ dội . Tiếng hát của họ chính là tiếng hát của con người chinh phụ biển khơi
Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thơi
Đêm ngày dệt biển muôn luồn sáng
Đến dệt lưới ta đòan cá ơi
Biển cá thật đẹp đẽ , giàu có và thân thiết biết bao đối với con người . Trong câu thơ thứ 1 từ ” bạc ” là 1 định ngữ nghệ thuật , có ý nghĩa số lượng cá rất nhiều , phong phú , quý giá của biển và nhằm tô đậm thếm nét đẹp của câu thư 2 . ” cá thu biển đông như đoàn thoi” . Anh Tài sử dụng biện pháp so sánh thật tài tình xây dựng trên1 liên tưởng thực tế : cá thu mình lấp lánh ánh trưang lướt rất nhanh trên mặt biển như đoàn thoi trên khung cửi dệt vải vậy ! Từ đó ta mới hiểu được 2 câu thơ sau là những nhân hóa rất tinh tế Trong lòng và trong sự tưởng tượng của những người lao động , yêu quí biển cả thân thương thì họ đã cảm nhận rằng chính cá đi trên biển là cá đã dệt biển, cá vào lưới là cá đã làm nên lưới ấy. ” Đến dệt lưới ta ” vang lên thật tự hào, kiêu hãnh trong suốt bài thơ , không còn là cái tôi nhỏ bé , đơn côi như ngày xưa nữa mà đã là 1 tập thể đầy sức mạnh , đã đạt đến vô hàn tiềm lực của mỗi người . Dường như đó là sức mạnh chính tạo nên cái phơi phới của đoàn thuyền giữa trùng khơi
Thuyền ta lái gió buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển rằng
Đoàn thuyền ấy có gió làm lái , có trăng làm buồm. Dường như thiên nhiên cũng hòa vào không khí lao động khẩn trương của đòan thuyền . Đòan thuyền ấy lướt giữa mây cao với biển bằng, lướt giữa 1 không gian bao la và khoáng đạt . Thiên nhiên như mở cửa ra , bát ngát mênh mông, trên là trời cao có trăng sáng tỏ , dưới là biển rộng bao la và ở giữa là đoàn thuyền đang lướt nhanh giữa không gian cao rộng ấy . Con thuyền như đã hòa nhập vào thiên nhiên nhưng ko mất hút. Giữa không gian bao la , con thuyền không hề bị lấn át , không hề trở nên nhỏ nhoi kém cạnh trái lại trở thành 1 hình ảnh trung tâm vừa đẹp vừa khỏe khoắn và thơ mộng. Đòan thuyền càng đẹp khi được tô điểm thêm những nét giản dị ấy . Và đòan thuyền này dường như không chỉ của ta , của con người nữa rồi mà nó đã trở thành 1 phần của thiên nhiên . Dường như thiên nhiên đã cùng với con người chỉ huy điều khiển con thuyền lướt nhanh trên mặt sóng . Nếu như ở khổ thơ đầu , thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi mặt trời xuống biển , sóng đã cài then , đêm sập cửa . Thì ở đây con người đã đánh thức được cả thiên nhiên , vũ trụ để cùng bước sáng 1 ngày mai mới . 1 ngày lao động mới hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thành công . Lòng tin yêu con người , và lòng cảm thương sâu sắc cùng với trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được 1 hình ảnh tuyệt đẹp giàu ý nghĩa . Trong mối quan hệ giao hòa , thiên nhiên càng huy hoàng , kỳ vĩ bao nhiêu thì càng tôn trọng vẻ đẹp con người lên bấy nhiêu . Tầm vóc của họ đã sánh ngang với trời biển , vũ trụ . Bởi tinh thân lao động hăng say và các công việc vất vả của người đánh cá . Tất cả đã nói đến trong 2 câu thơ tiếp
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Họ được tự do , chủ động tìm đến những vùng biển xa để thăm dò nới nào nhiều cá . Và giữa biển khơi mênh mông , khi đa tìm được luồng cá , những chiếc thuyền sẽ tỏa ra , thả lưới bủa vây . Đó là những công việc nhưng hoạt động bình thường của người dân chài Nhưng qua cách miêu tả của tác giả ta thấy những hoạt động đó giống những hoạt động chuẩn bị cho 1 trân đánh . Người dân chài bước bào lao động bình thương như bước vào 1 trận chiến sinh tồn với những tấm lưới , đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt chốn biển sâu , với những nguy hiểm ẩn cư dưới lòng nước
Huy Cận không chỉ phong phú về cảm xúc thẩm mĩ mà còn về vốn sống . Bài thơ đã cho thấy ông hiểu biết khá tường tận về công việc của những người đánh cá , ông cảm nhận được những gì đang diễn ra trong tâm hồn của những con người hồn hậu, bình dị và rất đáng yêu mến ây. Khi lưới đã bủa vây . Ông hiểu hết tâm tư tình cảm của những người trong lúc ngóng trông này
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đèn hồng
Cái Qđuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thơ sao lùa nước Hạ Long
4 câu thơ 28 từ thôi mà đã hiện lên quang cãnh mờ ảo , có sự pha trộn giữa thực tế và ảo mộng làm cho biển đêm có vẻ đẹp thật lãng mạn , huyền ảo . Cái thực là sự đa dạng về muôn ngàn loài cá ” cá nhụ cá chim cùng cá đé ” xen lẫn với cái ảo những con cá song lấp lánh như những ngọn đuộc hông giữa biển đêm thăm thẳm . Huy Cận cũng đã từng viêc” Cá song đốt đuốc dẫn thơ vào” và bây giờ ông lại viếc ” cá song lấp lánh đuôc đen hồng ” Câu thơ đủ thây màu sắc rực rỡ của cá song đặc biệt hình ảnh đuôi cá lại càng độc đáo
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Cá song đã rực rỡ trong muôn ngàn cá đẹp rồi. Đã vậy cá còn cử động vô cùng mềm mại m uyển chuyển như múa tạo nên nét thơ mộng làm tâm hồn nhà thơ rung động và bật lên tiếng em trìu mên . Hình ảnh đã nên thơ rồi mà còn thêm cách gọi em đã biểu hiện niềm say mê cuộc sống thật hồn nhiên và mãnh liệt của những người đánh cá , và trước hết là của nhà thơ . Nhà thơ mở rộng hồn mình để đón nhận bao điều kỳ diệu của cuộc sống , đã thỏa mãn được cái thị giác của mình , để cảm thấy nhịp thơ của biển đêm qua những đợt sóng dân lên và hạ xuống đầy ánh sao. Biển và trời như đã hòa vào nhau và hình thành nên khung trời ước mơ . Con người càng nổi bật lên giữa khung trời lung linh ấy Một lần nữa tiếng hát của họ lại cất lên giữa bao la biển cả
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Có biết bao âu yếm và thân thiết với biển khơi , với vũ trụ mênh mông , huyền diệu trong tiếng hát ấy . Tiếng hát còn biểu hiện niềm vui trong lao động tập thể của họ , biểu hiện niềm mong muốn sẽ bắt được nhiều cá để mang lại thu nhập , cải thiện đời sống gia đình . Cảm xúc thật phóng khoáng , bay bổng , chan chứa niềm yêu đời : Luôn luôn làm việc rất khẩn trương , luôn tay gõ nhịp dồn cá vào lưới mà vẫn không quên đến biển cả , đến vẻ đẹp thiên nhiên kề cạnh ” Đã có nhịp trăng cao ” Vầng trăng trên trời cao đã được nhân hóa gây nên cảm giác vô cùng gần gũi , thân thiết . Trăng như đồng cảm với tâm trạng nào nức của con người , trăng đã hòa theo nhịp gõ và nhịp tiếng hát của người đánh cá . Đó thật sự là 1 bài ca lao động vừa hào hùng vừa hào hùng vừa gg Và bài ca say đắm nhất là bài ca về sự giao hòa , xiết bao thân thiết , ưu ái của con người và biển cả ” biển cho ta cá như lòng mẹ” 1 so sanh thật đẹp . Mẹ là người sinh ra ta , nuôi nấng dạy bảo ta thành người . Biển cũng vậy . Biển cho ta cá như nguồn sữa mẹ và nuôi lớn đời . Biển luôn luôn ưu đãi cho con người . Ta thấy ở đây toát lên lòng yêu mến , sự khâm phục và biết ơn đối với biển cả của những người đánh cá và của cả nhà thơ trước nguồn tình cảm yêu thương vô hạn đã nuôi dưỡng mỗi con người . Một lần nữa biển lại được khẳng định vai trò của mình . Biển không chỉ đẹp đẽ giàu có mà còn rất ân tình . Biển không chỉ nuôi dưỡng cho con người hôm nay và mai sau mà biển đã ” nuôi lớn đời ta từ buổi nào ” . Từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất Biển và ta đã gắn bó hòa quyện với nhau như thế. Con người tồn tại được là 1 phần nhờ sự giúp đỡ của biển . Trái đất có sự sống là do biển đã mang lại. Nhưng đêm đã sắp tàn rồi , 1 ngày mới đang đến hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vấy bạc , đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp , buồm lên đón nắng hồng
Sao mời đi , trời sắp sáng , mẻ lưới cuối cùng đã được kéo lên Công việc không nhẹ nhàng chút nào . với câu chữ gân guốc giàu sức tạo hình ” Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng ” Chỉ 1 từ xoăn thôi mà tả được những bắp tay rắn chặt , nổi cuồn cuộc khi kéo lưới , đã nói được cái hăm hở , hồ hởi của những người lao động mong muốn thấy được kết quả công việc của mình . Rồi trời không phụ lòng người . Chùm cá nặng . Lưới đã rất nhiều cá đúng với ao ước mong muốn của họ . Và câu thơ thứ 3 miêu tả thật đẹp những con cá đang được kéo lên , đuôi chúng lấp lánh ánh bình minh rạng rỡ. Ở những từ “bạc” “vàng” vừa là những định nghĩa thông thường chỉ màu sắc vừa là những từ ngữ nghệ thuật tượng trưng cho sự quý giá , giàu có của biển cả, đồng thời cho thấy thái độ trân trọng trước thành quả lao động của mình , dường như đó còn là niềm biết ơn của trước sự hào phóng ưu ái của biển cả đối với con người . Trời đã bừng sáng , 1 ngày mới đã đến mang lại nhiều điều tốt đẹp như họ đã nguyện ước . Không ham muốn gì thêm nữa . Thế là quá đủ rồi , công việc đã kết thúc tốt đẹp họ chuẩn bị trở về . Nhưng từ ” đón ánh hồng ” biểu hiện tâm trạng sảng khoái , phấn chấn của họ , họ như muốn chia sẻ niềm vui của mình với anh bình minh, với mặt trời 1 người bạn thiên nhiên cũng rất thân thiết với con người
Thực ra bài thơ có thể kết thục ở đây vì hình tượng thơ đã phát triên , nâng cao trọn vẹn . Cả đoạn thơ là bức tranh sơn mài rực rỡ sắc màu , màu của trăng sao , sóng nước , màu của những con cả vẩy bạc đuôi vàng , màu của những người lao động xoăn tay kéo lưới , màu của giọt mồ hôi làm việc cực nhọc …. Nhưng dòng cảm xúc của Huy Cận vẫn chưa nguôi . Bởi thuyền đã ra đi thì cũng phải có ngày trở về . Nên tác giả đã viết nên nhưng dòng thơ lắng động
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đòan thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hòang muôn dặm phơi
1 lần nữa dòng thơ lay động thắm thia được lặp lại gân như là nguyên văn ” câu hát căng buồm với gió khơi” . Có cảm giác đó như 1 điểpkhúc trong bai hát, bài hát ca ngợi niềm say mê lao động trên biển quê hương . Đây là lần thứ 3 tiếng hát vang lên trong lòng người dân chài lưới .. Có khác chăng tiếng hát đã biểu lộ cảm xúc của họ . Biểu lộ niềm vui khi thu được thành công rực rỡ sau 1 đêm lao động vất vả . Đó là niềm vui chiến thắng của con người . tất cả đều đang lâng lâng trên niềm sung sướng ấy , và dường như đã lan sang cả con thuyền . Con thuyền như tiếp thêm luồng sinh khi mới và đã sánh vai cùng mặt trời
Đòan thuyền chạy đua cùng mặt trời
Hình ảnh thật hào hùng . Huy Cận thật tài tình khi 1 lần nữa đã đưa hình ảnh cao cả vào vần thơ giản dị của mình . Mặt trời . Đây là 1 nhân hóa mang tính chất nghệ thuật siêu việt. Những người đánh cá thức suốt đêm để làm việc không mệt mỏi nhưng họ vẫn quyết tâm trở về trước khi trời sáng . Để người dân có cá ăn vào lúc trưa hè . Khí thế lao động của họ thật mạnh mẽ , sức lực thật dồi dào . Họ chạy đua với thời gian không gian . Họ chạy đua với đối tượng thiên nhiên là mặt trời , với đích đến là trước bình minh . Đặt trước 1 tình cảnh như thế , được so sánh với vật thể lớn lao đến thế . Hình ảnh con thuyền càng nổi bật hơn , càng nâng cao tầm vóc của con người trước vũ trụ rộng lớn bao la . Nhưng rồi chuyện gì đến đã sẽ đến . Mặt trời đã đội biển khô máu mới . Lại thêm 1 nhân hóa nữa và đối tượng cũng chính là mặt trời. Nhân hóa này gây cảm giác thật thần thoại, hư ảo. Sức mạnh của mặt trời thật vô cùng mạnh mẽ . Đã đội biển mà lên . Câu thơ đã làm tòan cảnh biển sáng lên 1 màu mới , màu hồng của bình minh , màu hồng của rực rỡ tươi vui, màu hồng như lời chào đón ân cần khi đòan thuyền khi trở về. Và cái thần của quang cảnh bình minh ấy nổi bật lên ở câu thơ cuối cùng:
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
Đến đây như say trong dòng liên tưởng. Mắt ta như hoa lên giữa 2 hình ảnh trong dòng suy nghĩ của mình. 1 là hình ảnh đòan thuyền nối đuôi nhau trở về , chiếc nào cũng có cá đầy khoang , hàng triệu mắt cá phản ánh với vầng hào quang của mặt trời rực rỡ . 2 là hàng triệu gợn sóng cùng phản chiếu ánh bình minh sặc sỡ giống như vô vàn mắt cá trên muôn dặm khơi . Dù là hình ảnh thì câu thơ cũng thể hiện được vẻ đẹp bao la , hùng vĩ và sự giàu có , phong phú của biển cả , của thiên nhiên đất nước dưới con mắt của những con người thực sự làm chủ được tổ quốc của mình
Có lẽ khổ cuối là khổ thơ hay nhất trong bài , đã miêu tả đoàn thuyền trở về trong ánh bình minh . 4 câu thơ đã dựng nên quang cảnh kì vĩ về cuộc chạy đua giữa đòan thuyền đánh cá với mặt trời trên biển cả , qua đó thêm 1 lần nữa Huy Cận khắc họa thật đậm nét vẻ đẹp khỏe mạnh của những người đánh cá và vẻ đẹp giàu có , hùng vĩ của biển trời , của thiên nhiên tổ quốc . ý thơ phảng phất không khí thần thoại anh hùng ca trong lao động
Đòan thuyền đánh cá mang âm điệu ngọt ngào , niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động làm chủ cuộc đời . Qua bài thơ ta như được sống trong những đêm trăng đẹp Hạ Long . ta tự hào đất nước ta đã có 3000 km đường biển . Biển ta giàu có , dồi dào hải sản , bao la tiềm năng . Nhờ đó đã cải thiện và mang lại thu nhâp cho nhân dân nhờ nghề đánh bắt . Cách đánh cá trên biển cũng được miêu tả rất lãng mạn. Lao động thực sự là niềm vui của cuộc đời . Người lao động là người đáng quý nhất trong cuộc sống. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân của người có sức sống lớn lao. Cuộc đời họ gắn liền với sóng gió mùa nắng biển khơi . Chính họ đã đem lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa . Họ với người nông dân 1 nắng 2 sương đã cho ta bài học về đức tính cần cù và tinh thần lạc quan trong lao động
Trước kháng chiến nhà thơ Huy Cận thường mang 1 nỗi buồn u uất. Nhưng từ khi trở thành nhà thơ cách mạng Huy Cận đã say sưa ca ngợi con người mới , cuộc sống mới nên thơ ông trở nên ấm áp , đằm thắm và dào dạt niềm vui . Bài thơ đoàn thuyền đánh cá đã ra đời trong mạch cảm xúc ấy nên có thể xem đó là 1 món quà đặc biệt cho vùng mỏ Quảng Ninh là cẩm phả cho vào túi thơ của Huy Cận.
Bài làm 2
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu, nổi tiếng trong phong trào thơ Mới cả trước và sau cách mạng. Hòa cùng với không khí của ngày hội dân tộc, Huy Cận như tận mắt chứng kiến sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân sau khi hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc. Vì thế, hồn thơ Huy Cận bỗng nảy nở trở lại sau bao năm không cầm bút. Và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (1958) được ra đời như một định mệnh. Bài thơ là bài ca lao động, ca khúc khải hoàn về sự đổi thay của cuộc sống nhân dân, sau bao năm lửa đạn đau thương dưới sự xâm lược của thực dân. Đọc xong bài thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được tinh thần khỏe khoắn, lao động hăng say của những người ngư dân miền biển, mà bài thơ còn sáng lên vẻ đẹp lấp lánh của một bức tranh thiên vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa lung linh huyền ảo và rực rỡ tươi sáng của biển trời bao la.
Trước hết, mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên trên biển vào lúc buổi chiều hoàng hôn buông xuống thật huy hoàng, tráng lệ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Hình ảnh “mặt trời” được nhân hóa (xuống biển) và so sánh (như hòn lửa) trở nên sống động, huy hoàng, gần gũi và ấm áp. Đó là tín hiệu của sự vận động, chảy trôi của thời gian, báo hiệu thời khắc của ngày tàn đêm đến. “Sóng” và “đêm” cũng được nhân hóa với hành động “cài then” , “sập cửa”. Vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn đang vào đêm với động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêm như là tấm cửa khổng lồ đã sập xuống, còn những con sóng lượn là cái then cài. Thiên nhiên như dọn dẹp để nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động. Cảnh thật đẹp, diễm lệ, xuất phát từ cảm hứng vũ trụ mạnh mẽ, có phần thi vị lãng mạn hóa.
Theo nhịp bước vận động của thời gian, của một chuyến hành trình tiến ra khơi xa của đoàn thuyền đánh cá, mọi vẻ đẹp và sự giàu có trù phú của biển cả như dần hiện hình, nổi sắc dưới ống kính quay chậm của nhà thơ. Các loài cá biển được liệt kê ra như biểu trưng cho sự giàu đẹp của biển Đông mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Những đàn cá thu được so sánh "như thoi đưa", có tác dụng diễn tả cá ở biển Đông thật nhiều, thật đông và bơi nhanh như thoi đưa vậy. Và chính các loài cá tôm, thủy sản ở dưới biển ấy, đã làm nên những "luồng sáng", sự sống của biển cả thiên nhiên. Và sau khi đã đưa chiếc thuyền tiến ra khơi xa, quăng lưới bủa vây đánh bắt cá thì tất cả cảnh đẹp giàu có và hết sức thơ mộng của biển cả như thu lại vào trong tầm mắt của người ngư dân trên khoang thuyền:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa: nước Hạ Long.
Nhà thơ như nhập thân vào những người ngư dân trên biển cả mà cảm nhận tất cả vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên. Biển đẹp và giàu có đã tô điểm cho sức sống của biển cả và làm cho bức tranh lao động thêm rực rỡ, tươi vui. Nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song có tác dụng thể hiện sự giàu có của biển cả. Biển cả rất phong phú thủy hải sản, toàn loài cá hiếm, cá ngon ( chim, thu, nhụ, đé là tứ quí của biển Đông) đang đợi con người tới đánh bắt. Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp, rất thơ mộng. Điều đó được tạo nên bởi sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với sắc màu của các loài cá trên biển: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Những con cá song hiện lên như những ngọn đuốc đen hồng đang bơi trong luồng nước dưới ánh trăng đêm. Những đàn cá tung tăng, bơi lội quẫy đuôi làm cho ánh trăng in xuống mặt nước như bị tan ra thành biển trăng “vàng chóe”. . Câu thơ cuối qua phép nhân hóa, khiến cho thấy vũ trụ hiện lên như một người khổng lồ, biển cả như một cái lồng ngực đang phập phồng những hơi thở đều đặn. Những ánh sao đêm in xuống mặt nước, thủy chiều xô bóng sao dưới mặt nước mà tạo thành sao lùa nước Hạ Long. Và trong hình dung của nhà thơ, ấy chính là tiểng thở của đêm, của biển cả thiên nhiên sóng nước. Không gian biển cả chao nghiêng vừa như thực, vừa như hư, đậm chất lãng mạn bay bổng.
Và chính sự giàu đẹp của biển đã đem lại cho những nguời ngư dân vùng chài một mùa lao động bội thu:
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Hình ảnh người lao động kéo lưới "xoăn tay" là một nét vẽ tạo hình đầy góc cạnh, không chỉ cho thấy vẻ đẹp gân guốc, cường tráng mạnh mẽ của những bắp thịp trên cánh tay các chàng thanh niên khỏe mạnh mà còn cho thấy sức nặng như "ngàn cân" của những chùm cá nặng trĩu, đầy ắp. Ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá: “bạc”, “vàng” có tác dụng tô đậm thêm sự giàu có và quí giá “rừng vàng biển bạc” của biển cả mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vì thế, con người như càng thấm thía biết ơn trước biển cả quê hương:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Nghệ thuật so sánh và nhân hóa vừa cho thấy được tình cảm bao la, vĩ đại, cao cả của người mẹ biển cả tự nhiên; lại vừa bộc lộ niềm biết ơn sâu sắc của con người ngư dân đối với người mẹ thiên nhiên, vũ trụ.
Cuối cùng, vẻ đẹp thiên nhiên biển cả hiện lên lung linh, rực rỡ, chan hòa ánh sáng trong buổi sớm bình minh, cùng với đoàn thuyển đánh cá thắng lợi trở về:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Kết cấu vòng tròn đã tạo nên sự tuần hoàn của vũ trụ. Hình ảnh mặt trời ở khổ đầu đã mở ra tứ thơ và khép lại ở khố cuối, diễn tả một chu trình hoạt động của một đêm đánh cá trên biển của người ngư dân vùng chài. Mặt trời với ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như điểm tô cho thành quả lao động của con người thêm rực rỡ, huy hoàng. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh hào quang. Đồng thời, ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp muôn nơi trên biển cả đại dương mênh mông bát ngát ấy, không chỉ dừng lại ở việc khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới sau bao nhiêu năm đọa đầy dưới làn bom, mũi súng của kẻ thù thực dân.
Tóm lại, qua vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên vùng biển, chúng ta thấy được khả năng quan sát, miêu tả cảnh vật thiên nhiên thật sinh động, tỉ mỉ, kĩ càng của nhà thơ; đồng thời cho thấy tưởng tượng bay bổng, phong phú cùng cảm hứng vũ trụ thật mãnh liệt của Huy Cận. Từ đó, làm cho bức tranh thiên nhiên như một bức tranh sơn mài đẹp, rực rỡ, cuốn hút lạ thường, góp phần làm tôn nên vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, tươi vui, tràn đầy sức sống. Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, niềm rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu cuộc sống, yêu con người của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng.
Bài làm 3
Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp khỏe khoắn của con người lao động trong sự hài hòa với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên kì vĩ .Không còn thấy dấu vết của một " nỗi buồn thế hệ "cô đơn ,li tán đã từng dằn dặc ,triền miên trong thơ ông trước Cách mạng tháng Tám .Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh của cuộc sống mới cuộc sống mà người ta tìm thấy niềm tin vui bất diệt trong lao động .
Bài thơ miêu tả trọn vẹn một đêm lao động trên biển của đoàn thuyền đánh cá .Hai khổ thơ đầu là cảnh ra khơi .Khung cảnh thiên nhiên được phát họa ít nét mà vẫn cho ta cảm nhận được vẻ chắc nịch ,thấm đậm không khí khẩn trương của một buổi xuất bến ra khơi .Nó gợi tả sự vận động của thời gian ,mặt trời xuống đến đâu, cánh cửa đêm như được kéo đến đó .Khi những ánh mặt trời tắt hẳn cũng là lúc "sóng đã cài then" ,"đêm sập cửa" . Không gian của một đêm đã bắt đầu ấy ,thênh thênh vút vút lên bừng sáng tiếng hát của người dân ..Những vần điệu trong khổ thơ đầu ( lửa ,cửa , khơi ,khơi ) hòa vào cùng khúc hát ,rất có giá trị trong việc gợi tả vẻ thoáng đạt ,sáng láng ấy .
Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm .,hình ảnh tráng lệ " Mặt trời xuống biển như hòn lửa".Vẻ đẹp của biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ ,rạo rực sức sống ,rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người .
Cá đã đầy khoang,lấp lóa trong ánh rạng đông cũng là lúc đoàn thuyền kết thúc một đêm lao động .buồm lại căng lên đón ánh nắng sớm .
Nhìn lại toàn bộ bức tranh mà tác giả đã miêu tả ,ta càng thấy rõ hình ảnh con người vừa làm chủ tự nhiên ( " Ra đậu dặm xa dò bụmg biển – Dàn đan thế trận lưới vây giăng") ,vừa phô vẻ đẹp hòa quyện cùng thiên nhiên ("Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng ;Câu hát căng buồm với gió khơi – Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời " ) ,vũ trụ cũng đã cảm nhận với sự vận động theo nhịp sống của con người : " Ta hát bài ca gọi cá vào -Gọi thuyền đã có nhịp trăng cao " . Những hình ảnh " lái gió " ," buồm trăng " ,"mây cao " " biển bằng",dò bụng biển " ,…đã biến con thuyền đánh cá tầm thường hằng ngày thành chiếc thuyền tiên đi trong cảnh ntiên .Chất lãng mạng bao trùm cả bức tranh lao động ,cả con htuyền đánh cá ,biến công việc nặng nhọc thành niềm vui ,lòng yêu đời chứa chan .Cùng với chất lãng mạn bay bổng ấy ,người dân chài cất lời hát tả lại công việc vất vả của mình với niềm tự tin và với tình yêu mãnh liệt .Cảm hứng lãng mạn cách mạng hòa quyện ,đan cài với cảm hứng về vũ trụ và con người đã tạo cho bài thơ nhiều hình ảnh bất ngờ ,đặc biệt là ở khổ đầu và khổ cuối .
Vậy là đến với bài thơ này ,ngay từ đầu ,ta đã bắt gặp cảm hứng của nhà thơ cảm hứng về thiên nhiên ,vũ trụ và cảm hứng về lao động hòa lẫn trong nhau .