Bài làm 1
Nuôi con lớn khôn, cha mẹ luôn muốn con cái của mình sống là người có tình cảm, biết yêu mến ngôi nhà của mình, quê hương của mình dù ngôi nhà ấy, quê hương ấy nghèo đói, đơn sơ. Nhà thơ dân tộc Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ ấy về quê hương dân tộc trong bài thơ Nói với con.
Người cha nói với con về những bước chân đầu tiên của con và trong bước chân đó có sự diu dắt của cha mẹ. Ở đây, nhà thơ muốn nói với con mình về tình cảm gia đình, về tình cha mẹ dành cho con:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Bốn câu thơ thể hiện từng bước chân con đi luôn có cha mẹ bên cạnh, chân phải bước tới cha chân trái con bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói rồi hai bước chạm tiếng cười. Tiếng nói tiếng cười nói ấy không chỉ là của con mà còn là của cha mẹ. Bốn câu thơ vẽ lên tình cảm gia đình, cha mẹ luôn là người che chở dìu dắt con, dạy cho con tiếng nói, dạy con tiếng cười.
Sau tình cảm gia đình ấy, người cha nói với con về nghề nghiệp của quê hương, làng xóm và hơn hết là tấm lòng chân thành yêu thương của con người quê hương mình dành cho nhau:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình nghĩa là người vùng mình. Nhà thơ ca ngợi nét đẹp giản dị của người vùng mình với con. Họ đan lờ cài nan hoa, vách nhà luôn đầy câu hát, rừng cho hoa còn con đường cho những tấm lòng. Người đồng mình sống bằng cả tấm lòng chân thật.
Không những thế, người cha dạy con nên thương người đồng mình. Họ là những người có ý chí, dạy con biết tự hào về con người đồng mình, sống trên đá không được chê đá gập ghềnh, sống trong thung không được chê thung nghèo đói. Sống không lo cực nhọc:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Nghệ thuật so sánh sống như sông suối thể hiện sự giản dị trong nếp sống của người vùng cao. Người cha muốn con mình biết yêu lấy những người trên quê hương, yêu lấy bản làng, yêu lấy thôn xóm. Dẫu bản có nghèo cũng không được chê bởi người đồng mình là người có ý chí.
Lời cuối nói với con, người cha khép lại bằng lời nhắn nhủ. Qua đó người cha muốn con mình biết rằng người đồng mình dẫu có nghèo nhưng họ cũng tự tay đắp đá xây dựng lên quê hương:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Người đồng mình thô sơ da thịt thể hiện sự giản dị, mộc mạc thế nhưng chẳng ai nhỏ bé. Chính những người thô sơ da thịt ấy lại làm ra quê hương, mà có quê hương thì mới có phong tục. Mai này con lớn lên thì hãy nhớ lời cha dặn tuy thô sơ da thịt nhưng lên đường không bao giờ được nhỏ bé nghe con.
Tóm lại qua bài thơ nói với con, nhà thơ muốn bày tỏ tình cảm của mình với đứa con, người cha dạy con mình nên yêu mến quê hương, con người nơi chôn rau cắt rốn. Người vùng mình tuy có thô sơ da thịt, giản dị nhưng sống ngay thẳng, sống bằng cả tấm lòng, ra ngoài đất nước không bao giờ nhỏ bé.
Bài làm 2
Nếu bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngân nga trong lòng ta bài hát ru dịu ngọt, yêu thương của người mẹ ở một làng quê đổng bằng, thì bài thơ Nói với con của Y Phương lại gieo vào lòng ta cầu chuyện tâm tình hồn nhiên, mộc mạc, cùng những lời dặn dò hồn hậu của người cha nơi bản làng vùng cao. Đoạn trích trên bộc lộ sâu sắc tấm lòng của người cha với tình yêu con, tình yêu quê hương và niềm tự hào xứ sở.
Bài thơ Nói với con dài 28 câu viết theo thể thơ tự do. Toàn bài là mạch cảm xúc hồn nhiên mà sâu sắc, mãnh liệt của nhà thơ người Tày tài hoa. Có thể khẳng định, Nói với con là bài thơ và củng là cuộc trò chuyện đầy cảm hứng của người cha dành cho người con yêu quý. Những gì mà cha gửi gắm, kì vọng vào con, những gì mà cha đã trải qua trong đời, những gì mà cha đã cảm nhận được từ cuộc sống và những người xung quanh, tất cả được bày tỏ trong lời thơ rất đỗi thân mật, tự nhiên.
Có lẽ, khi kể cho con nghe vê' cuộc sống và thế giới quanh mình, dạt dào nhất trong tâm trí của cha là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến vể quê hương xứ sở. Bản làng, cái nôi đã sinh ra cha và giờ đây cũng là cái nôi của cuộc đời con. Người cha đã gắn bó và yêu kính nó bằng tất cả trái tim và khối óc của mình. Điệp ngữ “Người đồng mình” được lặp lại bốn lần trong 24 câu thơ cho thấy sự hòa quyện, gắn kết không tách rời của người cha với cộng đồng bản làng, và cũng cho thấy tình cảm thân thiết của người cha với đồng bào mình.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Với lối bày tỏ tình cảm chất phác, hổn nhiên của tâm hổn Tày, Y Phương không ngại ngẩn bộc lộ tấm lòng yêu quý đối với đổng bào quê hương. Người cha tràn đầy niềm vui và xúc động khi khẳng định “Người đồng mình yêu lắm con ơi”. Người đổng mình thật đáng yêu, đáng quý, họ là những con người tài hoa, khéo léo và họ truyến tâm hổn vào cuộc sống và những vật xung quanh. Chiếc lờ đánh cá, một dụng cụ lao động quen thuộc, dưới đôi bàn tay tài hoa của họ trông cũng đẹp đẽ, duyên dáng như bông hoa. Câu thơ “Vách nhà ken câu hát” gợi tiếng ca vui vẻ, yêu đời của người đổng mình khi giúp nhau làm nhà, làm cửa và trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó phản ánh rất rõ tính cách lạc quan của họ. Người đồng mình còn hiện lên trong mối quan hệ chan hòa, thân thiết với thiên nhiên. Câu thơ giản dị “Rừng cho hoa” được viết nên bởi trải nghiệm cuộc sống lầu dài và lòng biết ơn của con người đối với thiên nhiên. Rừng không chỉ ban tặng cho con người gỗ để làm nhà, sản vật để sống mà còn khiến cho tầm hồn con người cảm xúc, mềm mại và tinh tế hơn với vẻ đẹp của những bông hoa rừng tươi tắn. “Con đường” được nhắc tới trong đoạn thơ có thể là đường làng ngõ xóm, con đường vào rừng, con đường đi học, con đường đi lên nương và những con đường tít tắp đến những miền trời xa. Nhưng dù là con đường nào thì dưới góc nhìn của người cha, nó đều đưa đến những kỉ niệm ân tình, những tấm lòng thơm thảo. Đó là lời nói chân tình, đầy màu sắc trải nghiệm và mênh mông tấm lòng của một người từng trải có niềm tin và tình yêu đời tha thiết với con mình. Trên hành trình cuộc đời, người cha hồi tưởng lại và chia sẻ với con vê' kỉ niệm đẹp nhất:
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Trên đường đời, ngày cha mẹ kết duyên cũng là ngày hạnh phúc nhất. Và con ra đời từ niềm hạnh phúc lớn lao ấy của cả mẹ và cha. Tình cảm gia đình nồng thắm trong hai câu thơ ngắn đủ khiến người đọc cảm thấy ấm áp và trân trọng. Tấm lòng người cha được bổi đắp bởi tình yêu quê hương, đổng bào và cả tình yêu đôi lứa. Đằng sau những sẻ chia ấy là niềm mong người con lớn lên sẽ hít thở bầu không khí hổn nhiên, yêu đời ấy, bước đi trên những con đường thơm thảo ấy… và trở thành một phẩn của quê hương xứ sở.
Ở những dòng thơ sau, người cha vừa “nói với con” về lối sống của “người đổng mình”, vừa gửi gắm sự kì vọng vào đứa con bé bỏng:
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Cặp câu đăng đối, cân xứng lẫn nhau cùng thể hiện bản lĩnh sống của dân tộc Tày nói riêng và người Việt Nam nói chung. Gắn liền với lối sống hồn nhiên, tính cách lạc quan là tâm hồn sâu sắc của họ. Dùng chiều kích không gian để diễn tả tầm vóc của tâm thế và chí khí đồng bào mình, Y Phương đã khơi dậy niềm tự hào cùng nguồn cảm hứng sống mãnh liệt:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc
Bằng hình ảnh mộc mạc cùng lối so sánh tự nhiên, cha dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biết gắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo. Như con sông mạnh mẽ khoáng đạt băng về phía trước, như con suối trong trẻo sống tự do cuộc đời mình, người cha mong con tiếp nối lối sống tự do, vượt qua gian khó của cha và những người đông mình.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con
Niềm tự hào của cha khi nói vê' quê hương được diễn đạt bằng những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc mà thật giàu sức gợi, đây là cách nói bằng hình ảnh đặc trưng của người miền núi. Tuy “thô sơ da thịt” nhưng chẳng bao giờ “người đồng mình” sống cuộc đời bé nhỏ, vô nghĩa, mà “tự đục đá kè cao què hương”. Cần cù, chăm chỉ vượt qua những gian truân và khó khăn để bổi đắp quê hương cũng là cách họ bồi đắp và “kê cao” chính mình. Lời dặn dò của người cha vừa thể hiện tình yêu thương lớn lao dành cho con trẻ, vừa bộc lộ mong mỏi, kì vọng con sẽ trở thành một “người đổng mình” xứng đáng trong tương lai.
Bất ki người con nào cũng sẽ cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc nếu được sống trong tình cha con, tình cảm gia đình ấm áp như trên. Chính tình cảm gia đình, tình yêu xứ sở cùng truyền thống và sức sống mạnh mẽ của quê hương sẽ là nền tảng vững chắc cho con vào đời. Nếu được là người con trong bài thơ trên, em sẽ nắm chặt lấy bàn tay cha và hứa với cha sẽ chẳng bao giờ chịu sống cuộc đời “nhỏ bé”, biếng lười hay hèn nhát. Bởi lẽ em cũng là một “người đồng mình”, là một người con của sông suối, của rừng, của thung, của bản. Những lời dạy của cha sẽ luôn nhắc nhở con vê' cội nguồn sinh dưỡng, vê' quê hương, gia đình và vể một lối sống tự do, lạc quan, cần cù, mạnh mẽ. Và rồi, với con, cha cũng chính là quê hương bên đời.
Bài thơ Nói với con của Y Phương mộc mạc, giản dị nhưng lại có sức lay động mạnh mẽ không chỉ bởi cách nói bằng hình ảnh độc đáo, những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa, lời thơ tự nhiên như hơi thở núi rừng mà còn bởi tình cha, tình quê và bản lĩnh dân tộc mãnh liệt trong từng câu chữ.
Bài làm 3
Tình phụ tử là một tình cảm vô cùng thiêng liêng cao đẹp. Đó là đề tài lớn trong thi ca nhạc họa. Rất nhiều bài thơ ca dao tục ngữ nói về tình phụ tử góp vào đề tài ấy Y Phương có bài ” Nói với Con”. Bài thơ chứa đựng tình phụ tử thiêng liêng sâu sắc, muốn gửi gắm cho con những lời khuyên chân thành và bổ ích.
Bài thơ là lời Người cha miến núi nói với con. Lời đầu tiên cha nói với con là lời gợi nhắc về cõi nguồn sinh dưỡng thiêng liêng. Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ, nâng niu chăm chút, mừng vui đón nhận. Hình ảnh thơ ở đây thật cụ thể gợi cảm mà giàu tính khái quát cụ thể.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười””
Những câu thơ tiếp theo gởi về cội nguồn rộng lớn đã nuôi dưỡng con đó là quê hương
” Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Loading…
“Người đồng mình” cách nói thật ấm áp giản dị chỉ người vùng mình, miền mình những người sống chung miền đất quê hương cùng dân tộc. Những câu thơ mở đầu bằng “người đồng mình” rất đặc sắc chính những người đồng mình tạo nên chiều sâu văn hóa, lối sống. Con người nơi đây yêu lao động, yêu cái đẹp. Biết làm đẹp cho cuộc sống, còn rừng núi quê hương thì thật thơ mộng nghĩa tình, cả con đường cũng vậy. Thiên nhiên đã ban tặng cho con người cái đẹp, chở che, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn lối sống. Cách nói giản dị mộc mạc mà gợi liên tưởng sâu xa.
Tiếp đó là tình thương cha dành cho con ở những phẩm chất của người đồng mình.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
Người cha đã truyền cho con niềm tự hào và vẻ đẹp và sức mạnh của truyền thống quê hương, phẩm chất con người của cha anh, dân tộc. Điều cha tâm tình với con vượt lên tình cảm gia đình trở lên thành lời trao gửi thiêng liêng giữa các thế hệ.
Nghệ thuật của bài thơ cũng vô cùng đặc sắc, thể thơ tự do gần với lời ru. Lời thơ chân thành mộc mạc giản dị. Tóm lại bài thơ đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật.
Bài thơ “Nói với Con” của Y Phương tràn đầy tình phụ tử nhất là tình cha dành cho đứa con bé bỏng của mình bằng cả tấm lòng cao cả, sâu lắng công ơn của người cha trong bài: ” Nói với Con” cũng giống như những câu ca dao xưa: “Công cha như núi ngất trời – Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông”