Trang chủ » Dàn ý cảm nhận về 5 khổ đầu bài thơ Tiểu đội xe không kính

Dàn ý cảm nhận về 5 khổ đầu bài thơ Tiểu đội xe không kính

Mở Bài – Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích đã cho là 5 khổ đầu của bài thơ, khắc họa thành công cả hai hình tượng – những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn, qua đó, mở ra cho chúng ta cái nhìn chân thực về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ông cha.

Thân Bài

Khi trình bày cảm nhận về đoạn thơ, thí sinh cần thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của minh về những vấn đề sau:

Những chiếc xe được giới thiệu rất độc đáo: "Không có kính không phải vì xe không có kính" mà là có nhưng "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi". Câu thơ như lời phân bua, giải thích chứa đầy sự tiếc nuối của người lính về sự khác lạ của những chiếc xe. Tâm lí này thật dễ hiểu vì với họ, chiếc xe là phương tiện để họ tham gia góp sức cho cuộc kháng chiến, cũng là người bạn đồng hành thân thiết đã cùng họ vào sinh ra tử, trải biết bao vui buồn.

– Điệp từ "không" được nhác lại ba lẩn, từ "bom" được nhấc lại hai lần, đi cùng các động từ mạnh "giật", "rung" đã cho ta thấy sự khốc liệt nơi chiến trường, những gian khổ, hiểm nguy mà người lính lái xe phải đối diện mỗi ngày. Và hơn hết, đó là sự gan góc, kiên cường của cả những chiếc xe và người lính.

– Chính những chiếc xe tàn tạ ấy đã giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ

giữa đòi thường, ung dung ngắm nhìn trời đất; hòa mình vối thiên nhiên để thấy "sao trời và đột ngột cánh chim"; kết nối với đồng đội"Bát tay qua cửa kính vỡ rồi" và có những phút giây thật hổn nhiên, vui vẻ “Bụi phun tóc trổng như người già/…/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha".

=> Những chiếc xe không kính là hình ảnh rất đòi, rất thực và là biểu tượng cho sự tàn phá dữ dội của chiến tranh trong những năm chống Mĩ. Nó đã đi vào

trang thơ Phạm Tiến Duật, được nhìn nhận dưới cái nhìn đầy tươi vui, dí dỏm của những người lính trẻ, trở nên thật ấn tượng và đặc biệt.

b) Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn

Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh những chiếc xe bị “tàn phá dữ dội trở nên méo

mó, biến dạng" chính là cái phông nền để từ câu thơ thứ ba trở đi, hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với nhiều phẩm chất tốt >     đẹp hiện lên rõ nét nhất. Dù sống và hoạt động trong sự hiểm nguy, gian khổ nhưng ở họ luôn toát lên vẻ đẹp của sự hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, sôi nổi, yêu đời, tâm hồn lãng mạn và tình đồng đội ấm áp, đầy sự sẻ chia.

Cách nói đảo ngữ ‘‘Ung dung buồng lái ta ngồi" đã tô đậm phong thái un dung, bình thản, điểm tĩnh đến kì lạ của những người lính

Điệp từ "nhìn", thủ pháp liệt kê “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thằng/ Nhìn thấy gió vào xoa mát đáng/ Nhìn thây con đường chạy thảng vào tim/ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim", đặc biệt là cách nói “nhìn thẳng" cho ta thấy những người lính không hề né tránh gian khổ, luôn sẵn sàng đối mặt với thửthách, gian nan.

– Điều đó được thể hiện trước nhất ở sự "ung dung" tự tại của những người lính. Trong khó khăn, họ không hề than thở; giữa cái không, họ nhìn ra cái có, giữa cái mất, họ nhìn ra cái được. Họ mở rộng tâm hồn để hòa với thiên nhiên, để trải nghiệm những cung đường lộng gió, được gần gũi với vũ trụ cao rộng, để thấy thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng – sao trời và cánh chim "sa", "ùa"vào buồng lái.

-‘‘Không có kính, ừ thì…"- giọng thơ hay chính là giọng điệu của người lính – tếu táo, hài hước, vui nhộn quá! Bởi thế mà những trận gió "vào xoa mắt đáng", "bụi phun tóc trắng như người già", những cơn mưa rừng ào ào "tuôn", "xối" và biết bao mệt nhọc bỗng được xua đi, tan biến đi hết.

Giữa khó khăn, cực khổ ấy, ta vẫn thấy sự bình thản "Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc", “Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"; vẫn bất gặp những tiếng cười thật sảng khoái “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha".

Nhưđã nói ở trên, hình ảnh xe không kính không phải là hiếm gặp ở thời chống Mĩ, dường như ở đơn vị nào, ở chặng đường nào cũng có và “Những chiếc xe từ trong bom rơi/Đã về đày họp thành tiểu đội". Chính sự giống nhau đó đã khiến họ gần nhau hơn, từ những đoàn xe khác nhau đã trở thành cùng tiểu đội.

Cũng nhờ chính sự mất mát đó, những người lính lại dễ dàng trao đi những cái "bát tay"trong suốt hành trình dài. Đó là cái nắm tay thay cho lời chào, đồng thời cũng là sự đồng cảm, sẻ chia, động viên lặng thẩm mà nồng nhiệt, ấm áp.

Bằng thể thơ tự do; ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ rất tự nhiên, gần gũi vời đời thường; giọng thơ ngang tàng, khỏe khoắn, hài hước, dí dỏm; bút pháp tả thực, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa đầy ấn tượng và cảm xúc hình tượng tiểu đội xe không kính và hình tượng người lính lái xeTrường Sơn với bao phẩm chất cao đẹp. Đó chính là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

Kết Bài

Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tái hiện lại không khí của một thời chống Mĩ gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Sự chân thực, tinh tế và những sáng tạo độc đáo của nhà thơ đã đem đến cho nền văn học cách mạng Việt Nam những hình tượng thật đẹp đẽ, in sâu mãi trong lòng người đọc.

Từ đó, nhà thơ cũng gợi cho thê' hệ trẻ hôm nay những suy ngẫm về trách nhiệm của mình với đất nước. (Thí sinh nêu bài học và liên hệ bản thân.)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top