1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả: Huy Cận – cây bút nổi tiếng của phong trào Thơ Mới, từng được biết đến là "nhà thơcả vạn lí sâu"nhưng sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã có nhiều chuyển biến, ông hướng ngòi bút của mình viết về cuộc sống mới, con người mới với niềm hân hoan, hứng khởi lạ kì. ông tiếp tục được ghi nhận là một trong những gương mặt xuất sắc của nền thơ Việt Nam hiện đại.
Giới thiệu bài thơ: "Đoàn thuyền đánh cá"đượcviết năm 1958, sau khi nhà thơ có chuyến đi thực tế về vùng mỏ Quảng Ninh. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuốc sống mới. Bài thơ gồm7 khổ, miêu tả hành trình ra khơi đánh cá của đoàn thuyền từ lúc hoàng hôn đến bình minh.
Giới thiệu đoạn thơ: Đoạn trích là khổ 2 và khổ 3 của bài, miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm và sự giàu có, trù phú của biển cả Hạ Long.
2. Thân Bài
a. Về nội dung
* Khổ thơ thứ nhất – cảnh lao động trên biển – Giữa biển khơi, đoàn thuyền được miêu tả thật kì vĩ:
Thuyền ta lới gió với buồm trâng Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền. Con người hòa nhập với thiên nhiên, tầm vóc sánh ngang với vũ trụ. Các động từ "lái", “lướt"diễn tả những hoạt động đã thành thục đạt đến tẩm nghệ thuật, cho thấy con người đả làm chủ thiên nhiên một cách đầy tự tin và mạnh mẽ. Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ.
– Khí thế lao động trên biển hăng hái, khẩn trương và mạnh mẽ:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Con người chủ động đi xa để tìm luồng cá mới. Công cuộc lao động trên biển được miêu tả như một cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên: con thuyền là vũ khí, mối ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền, sức mạnh. Cuộc chiến đấu ấy có thê' trận, có chiến lược thật chuyên nghiệp: "dàn đan", "lưới vây giăng".Nhịp thơ nhanh, hối hả giúp người đọc hình dung được cánh tay vạm vỡ, thân hình cuốn cuộn nhưsóng của những chàng trai xứbiển đang ra sứctung rồi kéo lưới trong niềm vui tươi, phấn khởi. Đánh cá vốn là công việc nặng nhọc và có phần hiểm nguy nhưng qua lời thơ của Huy Cận, ta chỉ thấy niềm vui và cảm nhận được tình yêu cuộc sống, yêu lao động của những con người nơi đây.
Khổ thơ thứ hai – sự giàu có, trù phú của biển cả Hạ Long – Bằng nghệ thuật liệt kê, vận dụng sáng tạo cách nói dân gian "chim, thu, nhụ, đé", Huy Cận đã cho ta thấy một Hạ Long giàu có và hào phóng:
Cá nhụ cá thu cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hổng.
Đây đểu là những loài cá quý. Đặc biệt, hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Bởi trên mình cá có những chấm nhỏ đen hồng lấp lánh nên nó được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ, bầy cá như những nàng tiên trong đêm vũ hội.
Cảnh trên biển lúc về khuya lại càng đẹp hơn ở hai câu thơ cuối đoạn:
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
Cách nói "em" nghe sao mà đáng yêu, gần gũi! Phép nhân hóa "đêm thờ', "sao /ừữ"làm nổi bật vẻ đẹp của đêm trăng trên biển. Ánh trăng sao lồng vào sóng nước nên khi cá quẫy ta có cảm giác không phải mặt nước đang xao động mà là màn đêm đang thở.Trí tưởng tượng phong phú và cảm hứng vũ trụ đã chắp cánh cho hổn thơ Huy Cận để viết nên những câu thơ đẹp và duyên dáng như vậy đó!
b) Về nghệ thuật
Cảm hứng hiện thực hài hòa vối cảm hứng lãng mạn khiến tâm hồn người nghệ sĩ thăng hoa.
Bút pháp khoa trương và cảm hứng vũ trụ đã tạo nên những bức tranh đẹp và cảnh biển vào con người lao động ở Hạ Long.
Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, nhân hóa, so sánh được vận dụng rất ấn tượng.
3. Kết Bài
Hai đoạn thơ góp phẩn thể hiện chủ để của tác phẩm: ngợi ca cuộc sống mới, con người mới.
Nhấn mạnh sự thay đổi tích cực của hồn thơ Huy Cận từ u sầu, ảo não đã hòa nhập với cuộc đời, lạc quan và tin yêu cuộc sống.